THÔNG BÁO VÀ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO QUỐC TẾ
Tên Hội thảo: “Tác
động của chính sách phát triển giáo dục đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi – Trung Đông”
Thời gian tổ chức: Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019
Địa điểm tổ chức: Hội trường Viện Khoa học xã hội vùng Nam
Bộ, 49 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Lý do tổ chức hội thảo:
Giáo dục và đào
tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn
trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo
như: Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu….” hay
Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc
đua về phát triển kinh tế” và sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn
thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không,
chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”. Kinh nghiệm của nhiều quốc
gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người
mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác, hiệu quả đầu
tư cho phát triển con người có độ lan tỏa đồng đều, nó mang lại sự công bằng
hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển.
Đối với các nước châu Phi – Trung Đông, giáo
dục chính là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và nâng cao
chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bình đẳng cho mọi người,
góp phần ngăn chặn xung đột và bất ổn chính trị - xã hội. Một số nước châu Phi
– Trung Đông như: Nam Phi, Morocco, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ … ngay khi lập quốc đã
chú trọng xây dựng chính sách phát triển giáo dục, coi đó là nhiệm vụ sống còn
và kim chỉ nan cho sự phát triển của quốc gia nên kinh tế phát triển, xã hội ổn
định, đời sống của người dân được cải thiện. Trong khi nhiều quốc gia khác của
khu vực này vẫn chìm trong bạo lực, bất ổn, kinh tế đình trệ sa sút như CHDC
Congo, Zimbabwe, Yemen, Afghanistan… Rõ ràng, hễ quốc gia nào đầu tư đúng và đủ
cho giáo dục thì quốc gia ấy sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển của mình,
còn nếu làm ngược lại, sự chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều không thể tránh
khỏi. Ngày nay trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực
và sức mạnh quốc gia, thì các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, ASEAN và
các nước Châu Phi - Trung Đông đều nhận thấy rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi
xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội.
Chính vì vậy, việc tổ chức hội thảo quốc tế “Tác động
của chính sách phát triển giáo dục đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam, ASEAN và các quốc gia Châu Phi – Trung Đông”
không chỉ mang tính thời sự mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc
nghiên cứu khu vực châu Phi – Trung Đông, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị
chính sách cho Việt Nam, ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước
trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo – một lĩnh vực hợp
tác nhiều tiềm năng trong thời gian tới.
Mục tiêu Hội thảo bao gồm:
-
Tạo diễn đàn cho
các nhà học giả, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong và
ngoài nước trao đổi thông tin, phân tích, so sánh về các chính sách phát triển
giáo dục cũng như đánh giá tác động của các chính sách này đến tăng trưởng kinh
tế, ổn định chính trị - văn hóa – xã hội ở một số nước châu Phi – Trung Đông,
ASEAN và Việt Nam và tạo nguồn nhân lực cho thời đại cách mạng 4.0;
-
Đưa
ra một số kiến nghị chính sách để Việt Nam, ASEAN thúc đẩy quan hệ hợp tác với
các nước châu Phi và Trung Đông, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác giáo dục và
đào tạo;
-
Củng
cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, Viện KHXH Vùng Nam Bộ, các viện nghiên
cứu và trường đại học Việt Nam, ASEAN, châu Phi - Trung
Đông và các quốc gia khác.
Các chủ đề của Hội thảo bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:
-
Chính sách phát triển GD&ĐT: So sánh giữa một (một số)
quốc gia Châu Phi, Trung Đông và Việt Nam, ASEAN;
-
Hợp tác phát triển GD&ĐT giữa Việt Nam, ASEAN và một (một số) quốc gia Châu Phi, Trung Đông;
-
Mối quan hệ giữa phát triển GD&ĐT và phát triển kinh tế:
Kinh nghiệm Việt Nam, ASEAN, Châu Phi, Trung Đông.
Thời hạn gửi đề xuất, toàn văn tham luận và đánh giá:
-
Thời hạn gửi chủ đề và tóm tắt (tiếng và tiếng Anh):
9/9/2019;
-
Thời hạn gửi bản thảo tham luận (khuyến khích cả tiếng Việt,
Anh): 7/10/2019;
- Thời hạn tác giả nhận ý kiến phản hồi của Ban tổ chức Hội thảo: trước 21/10/2019;
-
Thời hạn tác giả gửi lại tham luận đã hoàn chỉnh:
4/11/2019
Thể lệ đối với bài đề xuất tham luận và toàn văn tham luận:
-
Đề xuất tham luận
(tên bài viết, tóm tắt, từ khoá): không qua 500 từ;
-
Toàn văn tham luận (không
kể tên bài, tóm tắt và từ khoá): không quá 5000 từ;
-
Toàn văn tham luận
được soạn thảo dưới dạng .docx; phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, không
cách dòng, kèm theo họ tên tác giả, số điện thoại, email, cơ quan công tác;
- Bài viết có thể sử
dụng hoặc tiếng Việt, hoặc tiếng Anh, hoặc cả hai thứ tiếng (khuyến khích);
-
Ngôn ngữ trình bày
tham luận: Các tác giả có thể trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nhưng
phải có slides bằng cả hai thứ tiếng.
-
Các bài viết đạt tiêu chuẩn sẽ được biên tập và đăng trong kỷ yếu vào cuối năm 2019
(có mã số chuẩn ISBN và ISSN).
Thông
tin chi tiết và đăng ký tham dự Hội thảo:
-
Chi tiết về Hội thảo vui lòng xem tại địa chỉ
http://iames.gov.vn/iames/hoi-nghi/hoi-thao-quoc-te-11-2019-2076.html
-
Đăng ký viết bài
và đăng ký tham dự Hội thảo tại địa chỉ
https://forms.gle/QKBzaKcDgomRTgWf8
Địa chỉ liên
hệ:
-
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông:
TS. Đinh Công Hoàng,
Email: hoang0108@gmail.com,
Điện thoại: 0983998668,
Địa chỉ nhận thư: số 37 Kim Mã Thượng, Quận Ba Đình, Hà Nội.
-
Viện KHXH Vùng Nam Bộ:
Email: kimnuong.nguyen@gmail.com;
Điện thoại: 0765503424,
Địa chỉ nhận thư: 49 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận
1, TP. Hồ Chí Minh.
Rất mong nhận được
sự quan tâm của quý vị.
Trân trọng cảm ơn!