Nhân
Ngày Quốc tế Mandela 18/7/2023, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông phối hợp
với Đại sứ quán Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Cuộc
đời và sự nghiệp vĩ đại của Tổng thống Mandela – người đặt nền móng xây đắp
quan hệ hợp tác giữa Nam Phi và Việt Nam” theo hình thức trực tuyến và
trực tiếp tại Hội trường Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 176 Thái Hà, Đống
Đa, Hà Nội.
Tham
dự trực tiếp tại hội trường Bà Vuyiswa Tulelo, Đại sứ Cộng hòa Nam Phi tại Việt
Nam; Ông Abdelhamid Boubazine, Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria tại Việt
Nam; Bà Amal Abdelkader Salama, Đại sứ Cộng hòa Arab Ai Cập tại Việt Nam; Ông
Jamale Chouaibi, Đại sứ Vương quốc Ma-rốc tại Việt Nam; Bà Suzana Fernada Albino
Petreo, Tham tán Đại sứ quán Cộng hòa Angola tại Việt Nam; Ông Marius Conradie,
Tham tán chính trị Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam; Ông Felix Sapalo, Bí thư
thứ hai Đại sứ quán Cộng hòa Angola tại Việt Nam; PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện
trưởng IAMES; Đại sứ Trần Tam Giáp; Chủ tịch Hội cựu đại sứ Việt Nam; Đại sứ Phạm
Sỹ Tam, Cựu đại sứ Việt Nam tại Ai Cập; PGS.TS. Đỗ Đức Định, Nguyên Viện trưởng
IAMES và các viên chức và người lao động IAMES cũng như một số đại biểu khác đến
từ các viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, bộ ban
ngành của Việt Nam… Tham dự trực tiếp có Bà Razia Saled, Trưởng Bộ phận nghiên
cứu của Quỹ Mandela; TS. Ngô Tự Lập, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện phát triển
văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục (CLEF) và một số nghiên cứu viên khác của IAMES…
Hội
thảo là dịp để các nhà ngoại giao, quan chức chính phủ và nhà nghiên cứu chia sẻ
những thông tin, nghiên cứu về Tổng thống Nelson Mandale và mối liên hệ với Chủ
tịch Hồ Chí Minh, những di sản mà 2 lãnh đạo vĩ đại đã để lại cho nhân dân Việt
Nam và Nam Phi cũng như nhân dân toàn thế giới. Đồng thời, hội thảo cũng là dịp
tưởng niệm 10 năm ngày mất của Tổng thống Nelson Mandela (2013-2023), và đánh dấu
kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nam Phi
(1993-2023) và bàn về phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Nelson
Mandela là tên gọi do cô giáo của ông đặt cho. Ông sinh ra trong một ra gia
đình trưởng bộ lạc và được giáo dục đầy đủ với tên châu Phi ban đầu là
Rohidlahla. Tâm niệm “mọi người có thể đạt được thành công nếu họ đam mê và tận
tâm với những gì mình đang làm", do vậy ông đã dành cả cuộc đời đấu tranh
không mệt mỏi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi (Aparthied) và là một
trong những lãnh đạo có những đóng góp quan trọng đối với Đảng Đại hội Dân tộc
Phi (ANC) của Nam Phi, và ông cũng là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử
của Nam Phi được bầu dân chủ với nhiệm kỳ 5 năm từ năm 1994 đến năm 1999. Trải
qua 27 năm thanh xuân bị cầm tù vì chống Chủ nghĩa Apartheid, song không làm nhụt
ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan và lý tưởng về một xã hội bình đẳng, bác
ái, tự do của Nelson Mandela. Với những cống hiến to lớn đó, ông đã vinh dự được
tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993 cùng với Tổng thống FW de Klerk.
“Lý
tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người sống với nhau hòa thuận
và bình đẳng luôn là lý tưởng để Nelson Mandela sống vì nó, đạt được nó, và
cũng sẵn sàng chết vì nó nếu cần”. Ông tự nguyện về hưu sau khi kết thúc nhiệm
kỳ tổng thống. Kể từ đó, ông dành nhiều thời gian tham gia và ủng hộ tích cực
các hoạt động xã hội vì quyền con người, chống đói nghèo, bất bình đẳng trong
xã hội và sự nghiệp giáo dục. Bởi theo ông, “hủy diệt một quốc gia không cần
bom nguyên tử hay tên lửa tầm xa, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và dung
túng cho gian lận thi cử… Thất bại của nền giáo dục là sự diệt vong của một quốc
gia .... Do vậy, ông thành lập Quỹ Nelson Mandela, Quỹ Trẻ em Nelson Mandela, Quỹ Rhodes Mandela, Viện Phát triển giáo dục
và nông thôn Nelson Mandela … Trong đó, phải kể đến Phong trào Make Poverty
History (Biến đói nghèo thành dĩ vãng), Chiến dịch ONE nổi tiếng (Tiếng nói
chung vì một thế giới tốt đẹp hơn), Làng trẻ em SOS để giúp đỡ trẻ em mồ côi và
bị bỏ rơi …..
"Tổng thống Nelson Mandela là biểu tượng vĩ đại của công lý, là cảm hứng của nhân loại. Ông đã cống hiến cả cuộc đời vì nhân dân Nam Phi và nhân loại. Cuộc đời ông là một sự hy sinh lớn cho cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc trên thế giới", theo lời khẳng định của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon. Chính vì vậy, tháng 11 năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã lấy ngày sinh nhật ông (18-7) làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela. Lần đầu tiên Liên Hợp quốc dành riêng một ngày để tôn vinh một cá nhân, ghi nhận sự đóng góp của một nhà lãnh đạo kiệt xuất của thế kỷ 20, người đã dành cả cuộc đời để đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng cho con người và nền hòa bình cho dân tộc
Tiếp
sức mạnh, tinh thần chiến đấu và lòng bao dung của Nelson Mandela phần nào nhờ Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Bởi “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh, con đường
và sự nghiệp đấu tranh giành tự do cho Việt Nam của Hồ Chí Minh luôn để lại những
ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Trong thời gian ở tù, điều tạo cho tôi sức mạnh
chính là đọc “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh”, đó là chia sẻ của Tổng thống
Nelson Mandela trong một lần tiếp Đại sứ Việt Nam trình Quốc thư vào tháng
22/7/1997.
Trên
thực tế, Việt Nam và Nam Phi đã có mối liên hệ kể từ cuộc gặp giữa đại diện
Chính phủ Việt Nam và đại diện Đảng ANC vào năm 1955 tại Hội nghị Bangdun ở
Indonesia. Vào tháng 10/1978, Chủ tịch Đảng ANC Oliver Tambo đã dẫn đầu một
đoàn đại biểu đến Hà Nội để tham dự các buổi trao đổi về cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc thống nhất đất nước của Việt Nam trong 2 tuần. Sau khi về nước Chủ
tịch Tambo đã viết cương lĩnh đấu tranh của ANC dựa vào những kinh nghiệm học hỏi
từ Việt Nam. Ngày 15/12/1986, Chủ tịch Đảng ANC Oliver Tambo đã được nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Hòa bình Thế giới. Trong bài phát biểu khi nhận
giải thưởng, Chủ tịch Tambo đã nói “Chúng tôi thật tự hòa được liên kết với tên
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người anh hùng cách mạnh và thiên tài, một người
yêu nước đã công hiến phần lớn cuộc đời để giải phóng quê hương của mình. Cuộc
đời ông là một sự đấu tranh dữ dội, khó khăn, đơn giản, tầm nhìn rõ ràng và những
hy sinh đã đóng góp một cách to lớn vào chiến thắng anh hùng của người dân Việt
Nam trước đế quốc Pháp và cuộc xâm lược của Nhật Bản và Mỹ. Chiến thắng lịch sử
này trước chế độ thuộc địa và các lực lượng đế quốc hùng mạnh đã truyền cảm hứng
và động viên những người bị áp bức tại Nam Phi và đóng vai trò là động lực cho
những dân tộc đấu tranh cho tự do và độc lập quốc gia khắp nơi. Sự cống hiến của
Người cho cuộc đấu tranh giải phóng và cam kết mạnh mẽ với lý tưởng hòa bình và
tình bạn giữa các dân tộc đã giành cho Người một vị trí đặc biệt của danh dự, sự
kính trọng và tôn trọng cao trong lòng người dân Việt Nam và những người yêu
hòa bình trên thế giới”.
Dựa
trên những nền tảng đó, vào ngày 22/12/1993, hai nước chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao. Nhiều chuyến thăm cấp cao nhà nước đã được tiến hành giữa Nam
Phi và Việt Nam như: chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải tới Nam
Phi vào tháng 11/2004; chuyến thăm của Tống thống Thabo Mbeki tới Việt Nam vào
năm 2007; chuyến thăm của Phó Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa (hiện là Tổng
thống Nam Phi đến Việt Nam vào tháng 10/2016; chuyến thăm của Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ (hiện là Chủ tịch Quốc hội) đến Nam Phi vào năm 2019… Trải qua
năm tháng, mối quan hệ truyền thống hữu nghị được xây dựng và hun đúc thành mối
quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác trên nhiều
lĩnh vực khác nhau: từ thương mại, nông nghiệp, môi trường cho đến văn hóa,
giáo dục, du lịch ...
Trong đó, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và
Nam Phi đạt được những kết quả nổi bật. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại
song phương giữa hai nước tăng hơn 6 lần, từ 192 triệu USD vào năm 2007, lên tới
1,2 tỷ USD vào năm 2017. Mặc dù bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19, trong khi kim
ngạch thương mại với các thị trường khác bị giảm sút, song kim ngạch thương mại
giữa Việt Nam và Nam Phi lại gia tăng, đạt kim ngạch cao nhất 1,4 tỷ USD vào
năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi năm 2022 đạt
1,3 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Nam Phi đạt 879 triệu USD, tăng 3,7% so với năm 2021. Kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Nam Phi đạt 399,4 triệu USD, giảm 6,4% so với năm 2021.
Tiếp
sức mạnh, tinh thần chiến đấu và lòng bao dung của Nelson Mandela phần nào nhờ Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Bởi “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Hồ Chí Minh, con đường
và sự nghiệp đấu tranh giành tự do cho Việt Nam của Hồ Chí Minh luôn để lại những
ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Trong thời gian ở tù, điều tạo cho tôi sức mạnh
chính là đọc “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh”, đó là chia sẻ của Tổng thống
Nelson Mandela trong một lần tiếp Đại sứ Việt Nam trình Quốc thư vào tháng
22/7/1997.
Trên
thực tế, Việt Nam và Nam Phi đã có mối liên hệ kể từ cuộc gặp giữa đại diện
Chính phủ Việt Nam và đại diện Đảng ANC vào năm 1955 tại Hội nghị Bangdun ở
Indonesia. Vào tháng 10/1978, Chủ tịch Đảng ANC Oliver Tambo đã dẫn đầu một
đoàn đại biểu đến Hà Nội để tham dự các buổi trao đổi về cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc thống nhất đất nước của Việt Nam trong 2 tuần. Sau khi về nước Chủ
tịch Tambo đã viết cương lĩnh đấu tranh của ANC dựa vào những kinh nghiệm học hỏi
từ Việt Nam. Ngày 15/12/1986, Chủ tịch Đảng ANC Oliver Tambo đã được nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Hòa bình Thế giới. Trong bài phát biểu khi nhận
giải thưởng, Chủ tịch Tambo đã nói “Chúng tôi thật tự hòa được liên kết với tên
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người anh hùng cách mạnh và thiên tài, một người
yêu nước đã công hiến phần lớn cuộc đời để giải phóng quê hương của mình. Cuộc
đời ông là một sự đấu tranh dữ dội, khó khăn, đơn giản, tầm nhìn rõ ràng và những
hy sinh đã đóng góp một cách to lớn vào chiến thắng anh hùng của người dân Việt
Nam trước đế quốc Pháp và cuộc xâm lược của Nhật Bản và Mỹ. Chiến thắng lịch sử
này trước chế độ thuộc địa và các lực lượng đế quốc hùng mạnh đã truyền cảm hứng
và động viên những người bị áp bức tại Nam Phi và đóng vai trò là động lực cho
những dân tộc đấu tranh cho tự do và độc lập quốc gia khắp nơi. Sự cống hiến của
Người cho cuộc đấu tranh giải phóng và cam kết mạnh mẽ với lý tưởng hòa bình và
tình bạn giữa các dân tộc đã giành cho Người một vị trí đặc biệt của danh dự, sự
kính trọng và tôn trọng cao trong lòng người dân Việt Nam và những người yêu
hòa bình trên thế giới”.
Dựa
trên những nền tảng đó, vào ngày 22/12/1993, hai nước chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao. Nhiều chuyến thăm cấp cao nhà nước đã được tiến hành giữa Nam
Phi và Việt Nam như: chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải tới Nam
Phi vào tháng 11/2004; chuyến thăm của Tống thống Thabo Mbeki tới Việt Nam vào
năm 2007; chuyến thăm của Phó Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa (hiện là Tổng
thống Nam Phi đến Việt Nam vào tháng 10/2016; chuyến thăm của Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ (hiện là Chủ tịch Quốc hội) đến Nam Phi vào năm 2019… Trải qua
năm tháng, mối quan hệ truyền thống hữu nghị được xây dựng và hun đúc thành mối
quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác trên nhiều
lĩnh vực khác nhau: từ thương mại, nông nghiệp, môi trường cho đến văn hóa,
giáo dục, du lịch ...
Trong đó, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi đạt được những kết quả nổi bật. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng hơn 6 lần, từ 192 triệu USD vào năm 2007, lên tới 1,2 tỷ USD vào năm 2017. Mặc dù bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19, trong khi kim ngạch thương mại với các thị trường khác bị giảm sút, song kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi lại gia tăng, đạt kim ngạch cao nhất 1,4 tỷ USD vào năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi năm 2022 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 879 triệu USD, tăng 3,7% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi đạt 399,4 triệu USD, giảm 6,4% so với năm 2021.
Đưa
tin: Phạm Kim Huế
Ảnh:
Tuấn Anh