HỘI
THẢO QUỐC TẾ
“MÔ
HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIỮA VIỆT NAM VÀ MA RỐC”
Sau
35 năm Đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu nổi
bật với tốc độ tăng trưởng duy trì đạt gần 7% trong giai đoạn 2016-2019, và nằm
trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhất thế giới. Việt Nam đã thoát khỏi nhóm
các nước nghèo và trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2011, đời sống người
dân không ngừng được cải thiện. Việt Nam đã thiết lập quan hệ chính thức với 189/193
quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 244 quốc gia, vùng
lãnh thổ. Uy tín và vai trò của Việt Nam
ngày càng được cộng đồng quốc tế công nhận và khẳng định trên các diễn đàn thế
giới, cụ thể: Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế
và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ tụt hậu còn lớn; các yếu tố nền tảng như thể
chế, hạ tầng, nguồn nhân lực... để đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại còn thấp so với yêu cầu; trình độ khoa học, công nghệ,
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; năng lực tiếp cận nền
kinh tế số, xã hội số còn hạn chế. Trong bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế
có nhiều thay đổi khó lường với nhiều khó khăn, thách thức như vậy, Việt Nam cần
có những giải pháp đột phá để phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát
triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở
thành nước phát triển, thu nhập cao.
Trong
khi đó, Ma Rốc – một quốc gia Bắc Phi, dưới sự lãnh đạo của Quốc vương Mohammed
VI, trong hai thập kỷ qua, đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp, chính sách để
tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, trong đó phải kể đến
Chiến lược phát triển quốc gia năm 2010 (NDP 2010); Chiến lược phát triển quốc
gia năm 2020 (NDP 2020), Sửa đổi Hiến pháp năm 2011, Sáng kiến quốc gia vì phát
triển con người (NIHD), Kế hoạch Morocco Xanh….. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế của
Ma Rốc duy trì ở mức khoảng 3% trong giai đoạn 2016-2019 và là quốc gia ổn định,
không bị biến động như một số quốc gia Bắc Phi khác bao gồm Ai Cập, Lybia,
Tunisia…. Tỷ lệ nghèo tuyệt đối ở Ma Rốc đã giảm 2/3 và các trường hợp cực
nghèo bị xóa xổ. Ma Rốc hiện đang phấn đấu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu ở
châu Phi và là một trong những quốc gia
phát triển xanh, bền vững. Trong những năm gần đây Morocco đang tích cực thúc đẩy
hợp tác Nam – Nam, hướng tới các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam để đẩy mạnh
hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghệ, giáo
dục, du lịch… góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Morocco.
Chính
vì vậy, ngày 27/10/2021, tại Hội trường 1B, tầng 1, trụ sở Khối các viện quốc tế
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Ma Rốc tại Việt Nam đồng tổ chức hội thảo
quốc tế “Mô hình phát triển kinh tế - xã hội: chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam
và Ma Rốc” bằng hình thức kết hợp
trực tiếp và trực tuyến bằng 3 ngôn ngữ Việt – Pháp – Anh.
Tham
dự trực tiếp tại hội trường: Về phía Đại sứ quán Vương quốc Ma Rốc tại Việt Nam
có Ông Jamale Chouaibi, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền; Ông Tarik Ghozlani, Phó Đại
sứ; Ông Salaheddine Lalaouinajih, Tham tán kinh tế. Về phía Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông có PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng; TS. Kiểu Thanh
Nga, Viện phó. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Ông Chékou Oussouman, Trưởng đại
diện tổ chức quốc tế Pháp ngữ OIF, khu vực châu
Á, Thái Bình Dương tại Việt Nam; Ông Nguyễn Quang Khai, Nguyên Đại sứ Việt
Nam tại UAE; Ông Phạm Sỹ Tam, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập; Đại sứ Nguyễn
Trần Tuyên, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia; PGS. TS. Đỗ Đức Định,
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; PGS. TS. Nguyễn Duy
Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; TS. Phạm Cao Cường, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á; TS. Nguyễn Hoàng Hà, Trưởng phòng Tổng
hợp, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ông Bùi Phan Quang Anh,
chuyên viên Vụ các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao; Ông Lê Quang Thắng, Phó
Chủ tịch Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam – Châu Phi, Giám đốc Công ty
A&T
… và các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông và một số viện
nghiên cứu quốc tế trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Tham
dự trực tuyến có GS. TS.
Hamid Bouchikhi, Giảng viên cao cấp Khoa Quản trị và Doanh nghiệp của Đại học
Kinh doanh ESSEC (Pháp), Thành viên của Ủy ban đặc biệt về mô hình phát triển của
Ma Rốc; GS.
TS. Abdallah SAAF, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội (CERSS), Đại học
Mohammed VI; Ông Ramlan Ossman, Giám
đốc Vietnam Halal Center; PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam; Bà Lê Kim Quy, Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ Ngoại giao; Bà
Lê Thị Minh Châu, Phó trưởng ban Hợp tác quốc tế, Phòng thương mại công thương
Việt Nam (VCCI); TS. Lê Kim Sa, Viện phó IAMES, TS. Lê Quý Kha, Nguyên Viện trưởng
Viện Nông nghiệp miền Nam và đông đảo đại biểu khác đến từ các bộ ban ngành, viện
nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam.
Phát
biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng IAMES và Ông Jamale
Chouaibi, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Ma Rốc tại Việt nam đều nhấn mạnh:
đây là hoạt động hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông với Đại sứ
quán Vương quốc Ma Rốc tại Việt Nam nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm nhân dịp 60
năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ma Rốc (1961- 2021) nhằm thặt
chặt và mở rộng hợp tác giữa hai quốc gia. Ông Chékou Oussouman, Trưởng đại
diện tổ chức quốc tế Pháp ngữ OIF, khu vực châu
Á, Thái Bình Dương tại Việt Nam trong lời phát biểu khai mạc, không chỉ
chúc mừng sự thành công của hội thảo mà còn cho rằng sự hợp tác mạnh mẽ giữa Việt
Nam và Ma Rốc sẽ là phương thức thúc đẩy hợp tác ba bên giữa IOF, Việt Nam và
Ma Rốc bởi Ma Rốc là cửa ngõ để Việt Nam thâm nhập vào cộng đồng các nước Pháp
ngữ tại châu Phi nói riêng và châu Phi nói chung và ngược lại Việt Nam là cầu nối
để Ma Rốc hướng Đông, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, năng lượng tái tạo,
nông nghiệp…
Các bài tham luận của GS. TS. Hamid Bouchikhi, Thành viên của Ủy ban đặc biệt về mô hình phát triển của Ma Rốc; GS. TS. Abdallah SAAF, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội (CERSS), Đại học Mohammed VI; PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và TS. Nguyễn Hoàng Hà, Trường phòng Tổng hợp, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều chia sẻ việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ma Rốc và Việt Nam và những thành tựu và hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như mô hình phát triển xã hội của hai nước trong thời gian qua và trong giai đoạn mới, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Cụ thể, trong bài trình bày của mình, GS. Hamid Bouchikhi đề cập đến mô hình phát triển mới của Ma Rốc dựa vào việc giải phóng năng lượng và lấy lại lòng tin để thúc đẩy tiến bộ và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Với tham vọng đến năm 2035, Ma Rốc phấn đấu trở thành nền kinh tế thịnh vượng, bao trùm và bền vững, do vậy ngay từ khi xây dựng mô hình phát triển mới vào năm 2017, Ma Rốc trọng tâm dựa trên 5 lĩnh vực chiến lược bao gồm: Nghiên cứu và đổi mới; Quốc gia số; Năng lượng các-bon thấp; Trung tâm tài chính khu vực; Sản phẩm xuất sứ tại Ma Rốc. Trong bài trình bày của mình, GS. Abdallah SAAF tiếp cận vấn đề bằng cách so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về mô hình phát triển kinh tế - xã hội của Ma Rốc và Việt Nam, trong đó đề cập đến mô hình nhà nước xã hội mới của Ma Rốc đã và đang góp phần giúp Ma Rốc ổn định và bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Sau khi trình bày ưu nhược điểm của mô hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, TS. Nguyễn Hoàng Hà đưa ra một số đề xuất liên quan đến “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 là lúc đầu tái cơ cấu 3 lĩnh vực bao gồm hệ thống tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, sau đó tái cơ cấu toàn diện. Quá trình chuyển đổi phải có sự cam kết cao nhất của các nhà lãnh đạo. Cần phải đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt phải coi kinh tế tư nhân trong nước là động lực quan trọng nhất cho phát triển. Việc chuyển đối sang nền kinh tế số cần mở trước rồi quản sau trong một thời gian ngắn đối với một số lĩnh vực mang tính đổi mới sáng tạo…. Còn PGS. TS. Bùi Quang Tuấn đề xuất “Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để phát triển bền vững” với mục tiêu thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Theo PGS. Bùi Quang Tuấn để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam cần giảm phát thải nhà kính; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và tiêu dùng và xanh hóa quá trình chuyển đối trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Có
thể nói rằng hội thảo quốc tế “Mô hình phát triển kinh tế - xã hội: chia sẻ
kinh nghiệm giữa Việt Nam và Ma Rốc” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực
tiễn, nhằm giúp Việt Nam và Ma Rốc chia sẻ những kinh nghiệm phát triển kinh tế
- xã hội để từ đó tìm ra những giải pháp hay mô hình phát triển kinh tế - xã hội
ưu việt hơn, góp phần đưa Việt Nam và Ma Rốc trở thành các nước phát triển bền
vững và thịnh vượng trong giai đoạn tới.
Hội thảo còn là dịp củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác nghiên
cứu khoa học giữa Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông với Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học xã hội (CERSS), Đại học Mohammed VI - đối tác đã ký MOU với Viện
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông vào năm 2017 và một số đối tác khác của Ma Rốc.
Đồng thời, việc tổ chức hội thảo quốc tế này còn góp phần kỷ niệm 60 năm ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và thực hiện tốt Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước
Trung Đông – Châu Phi giai đoạn 2016-2025” của Chính phủ.
Tổng
hợp và đưa tin
Phạm
Kim Huế