Sáng ngày 17/8/2023, tại Hội trường
IAMES, tầng 12, trụ sở 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Viện Nghiên cứu châu Phi
và Trung Đông tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề: Tình hình bất ổn tại Cộng
hòa Niger: Nguyên nhân, hậu quả và phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Tham
dự tọa đàm, Về phía Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) có PGS.TS.
Lê Phước Minh, Viện trưởng IAMES; TS. Kiều Thanh Nga, Phó Viện trưởng IAMES
cùng toàn thể viên chức, người lao động IAMES.
Về
phía khách mời, có GS.TS. Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Chiến
lược Quốc Phòng; PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu
Âu; TS. Phan Cao Nhật Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á;
TS. Lê Thị Hằng Nga, Phó Tổng biên tập Tạp chí Ấn Độ và Châu Á; PGS.TS. Đỗ Đức
Định, nguyên Viện trưởng IAMES; PGS.TS Đinh Công Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu Châu Âu; Ông Phạm Sỹ Tam, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Ai Cập;
Ông Trần Tam Giáp, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập, Kuwait, Syria và Israel;
Ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại UAE; Các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu và đại diện cơ quan TTXVN, Báo QĐND.
Toàn cảnh tọa đàm
Phát
biểu đề dẫn, PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và
Trung Đông cho rằng tình hình bất ổn hiện nay ở Niger đang là tâm điểm chú ý của
thế giới. Buổi tọa đàm nhằm cung cấp các thông tin đa chiều về nguyên nhân, mục
đích đằng sau cuộc đảo chính; Đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của cuộc đảo chính đối
với tình hình địa chính trị thế giới cũng như phản ứng của các nước và cộng đồng
quốc tế.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Tiếp
đó, các bài tham luận đều trình bày và xoay quanh tìm hiểu nguyên nhân bất ổn ở
Niger, hậu quả của sự bất ổn chính trị và phản ứng của các nước lớn, các nước
trong khu vực… Theo GS.TS. Nguyễn Hồng Quân, có hai nguyên nhân dẫn đến tình
hình bất ổn, đó là: 1) Niger xuất hiện dấu hiệu căng thẳng trong quân đội và bất
đồng giữa các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự. 2) Niger dựa hẳn vào một bên thay
vì cân bằng và tạo đan xen lợi ích trong lúc cạnh tranh giữa các nước lớn đang
cạnh tranh gay gắt, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, cộng với những tác động từ
môi trường láng giềng. Hậu quả là 1) Có thể làm đông kết, thậm chí tiêu tan việc
chuyển giao chính quyền thông qua bầu cử dân chủ, là một bước thụt lùi trong việc
xây dựng các thể chế nhà nước và các quy trình dân chủ ở Niger. 2) Gây ra nguy
cơ chiến tranh khu vực, khi các láng giềng ủng hộ chính quyền quân sự hoặc
chính quyền ông Bazoum. 3) Bất ổn kéo dài khiến Niger đang phải đối mặt với
tình hình mất an ninh lương thực nghiêm trọng. 4) Nếu bất ổn chính trị còn kéo
dài sẽ gây ra những xáo trộn lớn cho khu vực và dẫn tới những cuộc di cư ồ ạt của
người tị nạn.
Tại
Tọa đàm, các nhà nghiên cứu, các nhà ngoạị giao cũng thảo luận sôi nổi về phản ứng
của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga cũng như các nước trong khối EU, Cộng
đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS)…. Tuy không có sự tương quan,
nhưng qua tình hình bất ổn ở Niger, các nhà Ngoại giao, các chuyên gia cũng đưa
ra một số kiến nghị nhằm củng cố hơn nữa sức mạnh đất nước như: Đẩy mạnh chống
tham nhũng; Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng chính trị của Quân đội, đảm
bảo là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bào
vệ Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân; Thi hành chính sách đối ngoại cân bằng
quan hệ với các nước lớn, láng giềng, đa dạng hóa quan hệ, nhất là trong bối cảnh
cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, phức tạp…
Sau
phiên thảo luậ, tọa đàm kết thúc tốt đep lúc 11g30 phút cùng ngày.
Tổng
hợp
Bích Ngọc
Ảnh
Tuấn Anh