Ngày 14/06/2023,
Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam (VASS) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính trị và Quốc tế (IPIS) của Bộ
Ngoại giao Iran tổ chức Tọa đàm quốc tế “Cục diện khu vực: Vai trò của Iran và Việt
Nam” theo hình thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp tại Hội trường họp
của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 176 Thái Hà, Hà Nội.
Tham
dự trực tiếp tại Hội trường có PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông; Đại sứ Trần Tam Giáp, Chủ tịch Hội cựu đại sứ Việt Nam;
Đại sứ Nguyễn Quang Khai, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại UAE và Iraq; Đại sứ Phạm Sỹ
Tam, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập; Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm hữu nghị Nghị sỹ Việt Nam – Iran, Chủ tịch
Hội hữu nghị Việt Nam – Iran; Ông Đặng Như Lợi, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Các
vấn đề xã hội Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Iran; Ông Amir Fatemisadr,
Bí thư thứ ba Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam; TS. Kiều Thanh
Nga, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; TS. Nghiêm Tuấn
Hùng, Trưởng phòng NC Chính trị và An ninh thế giới, Viện Kinh tế và Chính trị
thế giới; Ông Phan Mạnh Tuấn, Luật sư, Cố vấn Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt
Nam – châu Phi (VAECA) cùng một số cán bộ Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông.
Tham dự trực tuyến có TS. Khalil Shirgholami, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính trị và Quốc tế (IPIS); TS. Alireza Miryousefi, Giám đốc Ban Nghiên cứu Luật quốc tế của IPIS; TS. Alireza Khodagholipour, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu Châu Á của IPIS và một số cán bộ của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.
Khu
vực Trung Đông và khu vực Đông Nam Á là hai khu vực có vị trí địa chính trị và
địa chiến lược quan trọng trên thế giới. Đây không chỉ là hai khu vực có trữ lượng
dầu mỏ lớn, đặc biệt là Trung Đông – mỏ năng lượng của thế giới mà còn là hai
khu vực “điểm nóng”, nơi xảy ra các tranh chấp, xung đột và tập hợp lực lượng của
các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nga… Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, còn Iran nằm ở
Trung Đông, hai quốc gia đều có vai trò rất quan trọng trong khu vực. Việt Nam
có những đóng góp to lớn trong việc hình thành và phát triển Cộng đồng các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời mở rộng và thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và các
đối tác khác. Đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
là chủ trương chính sách đối ngoại của Việt Nam. Còn Iran trong thời gian gần
đây đã có những bước tiến tích cực trong nhập hội khu vực như: nối lại quan hệ
ngoại giao với Saudi Arabia , giúp Syria tái hội nhập với Liên đoàn Arab… Điều
đó khẳng định vai trò quan trọng của Iran trong việc tạo xu thế hợp tác phát
triển mới của Trung Đông, góp phần giúp cục diện chính trị - an ninh khu vực đi
vào ổn định.
Tuy
nhiên, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Iran vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
của hai nước. Kim ngạch thương mại song phương ở mức khiêm tốn, mới chỉ đạt 124,5
triệu USD vào năm 202. Bên cạnh trở ngại về cấm vận đối với Iran, thì quan hệ hợp
tác giữa hai nước vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: thiếu thông tin về thị
trường, thiếu các thủ tục pháp lý, thiếu các doanh nghiệp tiên phong…
Do vậy, để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, đặc biệt hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Iran (4/8/1973-4/8/2023), cần tổ chức nhiều cuộc trao đổi, tọa đàm, hội thảo giữa hai nước để tăng cường hiểu biết về nhau như tọa đàm mà IAMES và IPIS phối hợp tổ chức ngày hôm nay. Đây thực sự cơ hội tốt để các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu trao đổi về tình hình trong nước, đánh giá những tác động bối cảnh khu vực và quốc tế đến từng nước nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung. Bên cạnh tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, giao lưu văn hóa, trong đó IAMES và IPIS sẵn sàng là cầu nối giữa Việt Nam và Iran, thì hợp tác du lịch, nông nghiệp thông minh, năng lượng sạch, công nghệ NANO… là những lĩnh vực có thế mạnh của Iran có thể mở rộng hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng không chỉ của Việt Nam và Iran, mà cả khu vực và thế giới.
Phạm
Kim Huế