“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước. Thanh niên là bộ phận quan trọng
của mọi dân tộc, là chủ nhân tương lại của mọi đất nước” đã được TS. Phan
Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu trong bài diễn
văn khai mạc Tọa đàm quốc tế “Vai trò của thanh niên Nam Phi và Việt Nam
trong hội nhập quốc tế và phát triển đất nước” do Viện Nghiên cứu Châu
Phi và Trung Đông (IAMES) trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (VASS) phối hợp
Đại sứ quán Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam đồng tổ chức vào ngày 13/06/2023 tại
Hội trường C, Trụ sở VASS, Số 1 Liễu Giai, Hà Nội.
Với
ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo
bộ ban ngành, các nhà quản lý, các chuyên gia và nhà khoa học và thanh niên hai
nước Nam Phi và Việt Nam. Trong đó, có sự tham dự của TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Ông Buti Manamela, Thứ trưởng Bộ Giáo dục đại học,
Khoa học và Đổi mới sáng tạo Nam Phi; Bà Vuyiswa Tulelo, Đại sứ Đặc mệnh toàn
quyền Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy Ban Quốc gia về Thanh niên; Cô Karabo Mohale, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc
gia về Phát triển thanh niên Nam Phi; Ông Mabuza Ngubane, Giám đốc Ban Giáo dục
và Đào tạo (SETA), Cục giáo dục và đào tạo đại học; Ông Samuel Zungu, Phó Giám
đốc Ban giáo dục và đào tạo dạy nghề kỹ thuật (TVET), Cục giáo dục và đào tạo đại
học; Ông Geodfrey Molefe, Phó Giám đốc Ban hợp tác quốc tế, Cục giáo dục và đào
tạo đại học; Bà Magret Molefe, Chánh văn phòng của Ủy ban quốc gia về phát triển
thanh niên Nam Phi; Ông Cecil Masoka, Giám đốc Ban hợp tác song phương với Mỹ-Á,
Cục Khoa học và Đổi mới sáng tạo; TS. Lê Kim Sa, Phó Viện trưởng Viện NC Châu
Phi và Trung Đông; TS. Kiều Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện NC Châu Phi và
Trung Đông; Ông Marius Conradie, Tham tán chính trị Đại sứ quán Nam Phi; TS.
Phan Thắng, Phó Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI); TS. Nguyễn Tuấn Anh,
Bí thư Đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Hoàng, Tổng Thư ký Hội tri
thức khoa học và công nghệ trẻ (VAYSE); TS. Lê Quý Kha, Phó Chủ tịch Liên hiệp
hợp tác kinh tế Việt Nam – châu Phi (VAECA); TS. Đinh Công Hoàng, Trưởng phòng
NC Hợp tác phát triển; TS. Nguyễn Tuấn An, Nghiên cứu viên chính của Viện
Nghiên cứu Thanh niên (YSI); Ông Luntu Sokutu, Giám đốc Văn phòng tư pháp và nội
các tỉnh Đông Cape, Thành viên đội đặc nhiệm tỉnh Đông Cape của Liên đoàn Thanh
niên ANC, Nam Phi tham dự trực tuyến từ đầu cầu Đông Cape, Nam Phi và các cán bộ
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên của
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sinh viên Đại học kinh tế quốc dân, Học
viện nông nghiệp Việt Nam…
Thanh
niên là lớp người trẻ hoặc người trẻ tuổi ở độ tuổi từ 16 đến 30 theo quy định
của Điều 1, Luật thanh niên Việt Nam 2020, còn theo Luật thanh niên quốc gia của
Nam Phi thì quy định ở độ tuổi từ 14 đến 35. Hiện ở Việt Nam, thanh niên là 20,7
triệu người, chiếm 20,9% dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, 2022). Lực lượng
lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động với
khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lực lượng lao động cả nước). Ở Nam Phi, số
lượng là gần 20,6 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số Nam Phi, và cũng xấp xỉ với
số lượng thanh niên của Việt Nam (Statista.com, 2022). Đây được cho là một bộ
phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân
tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên. Lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc của Nam Phi và Việt Nam cho thấy: Thanh niên luôn là lực
lượng xung kích, nên cao tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng và có những đóng
góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, thời đại công nghệ số, với độ tuổi sung sức nhất về thể
chế, tràn đầy sức sáng tạo và năng động, thanh niên chính là lực lượng tiềm
năng và có vai trò tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển đất
nước.
Ghi nhận những đóng góp to lớn và vai trò của thanh niên, chính phủ, các ban ngành và các tổ chức của cả Việt Nam và Nam Phi đều ban hành nhiều chính sách, chương trình khuyến kích, hỗ trợ thanh niên. Điều này góp phần tạo sân chơi cho thanh niên phát huy sức trẻ, sức sáng tạo, đóng góp thiết thực hơn cho đất nước. Đơn cử, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có gần 500 đoàn viên thanh niên, chiếm gần 1/3 viên chức và người lao động của Viện Hàn lâm. Xác định đội ngũ tri thức trẻ là nền móng khoa học của nước nhà, Lãnh đạo Viện Hàn lâm luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ trẻ của Viện Hàn lâm như cử đi đào tạo và học tập ở nước ngoài, giao các chuyên đề nghiên cứu khoa học…
Chia
sẻ với những ý kiến của phía Việt Nam, Bà Đại sứ Tulelo cũng như Ông Buti ,Thứ
trưởng Bộ Giáo dục đại học, Khoa học và Đổi mới tạo, Cô Karabo Mohale, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc gia về Phát triển thanh niên Nam Phi, Ông Luntu Sokutu, Thành
viên đội đặc nhiệm tỉnh Đông Cape của Liên đoàn Thanh niên ANC cho rằng: Giới
trẻ là tương lai quốc gia, cần tôn trọng tiếng nói của thanh niên bởi hiện nay
tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ của Nam Phi khá cao 51,5% (ILO, 2022), gây ra
nhiều hệ lụy đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này. Do
vậy, tọa đàm này là dịp để hai bên chia sẻ những kinh nghiệm phát huy vai trò của
thanh niên trong hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Theo Bà Đại sứ thì Việt
Nam là câu chuyện hiện tại của châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng, chứ
không phải Trung Quốc, trong đó Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông sẽ là các đối tác hợp tác lâu dài của Nam Phi. Mặc dù
cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước Việt Nam và Nam Phi có khá nhiều điểm
tương đồng, có các nhà lãnh đạo kiệt suất có tầm nhìn như Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Tổng thống Nelson Mandela, có ngày Thanh niên: ở Việt Nam ngày 26/3, còn ở
Nam Phi là ngày 16/6; thanh niên hai nước đều nỗ lực học tập, rèn luyện, “đam
mê và tận tâm với những gì mình làm”. Nên để các hoạt động hợp tác đạt hiệu quả
và thiết thực, các đại biểu tham dự đều cho rằng thanh niên cần chủ động hơn nữa,
dám nghĩ dám làm, “tôi mạnh bạn mới mạnh”, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học,
giao lưu văn hóa, thể thao như: tổ chức
giải chạy marathon, giải đua xe đạp ở Việt Nam hoặc Nam Phi, chia sẻ kinh nghiệm
sản xuất kinh doanh, khởi nghiệp, lập kênh mạng xã hội để chia sẻ thông tin
(Tik Tok…), để thanh niên hai nước thực sự là các đại sứ nhân dân, kết nối và
thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Nam Phi và Việt Nam ngày càng phát triển.
Tọa
đàm đồng thời còn là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Thanh niên Nam Phi
(16/6) và hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
và Nam Phi (1993-2023).
Tổng
hợp và đưa tin: Phạm Kim Huế
Ảnh:
Tuấn Anh