Cùng chung vui với các bạn bè Hồi
giáo trên thế giới, vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 28/04/2022, Viện Nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam (VASS) và Trung tâm Halal Việt Nam (VHC) đồng tổ chức sự kiện “xả chay”
(Iftar) của tháng linh thiêng (Ramadan) tại Hội trường B1, Tòa nhà Khối các
viện quốc tế, 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên IAMES, một đơn
vị nghiên cứu tư vấn chính sách của chính phủ do PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện
trưởng phối hợp với VHC, một công ty tư nhân của Malaysia hoạt động tại Việt
Nam do Ông Ramlan Osman sáng lập, đồng tổ chức Iftar Ramadan tại Hà Nội, thủ đô
của Việt Nam, với hơn 100 khách tham dự bao gồm các đại sứ các nước Hồi giáo
tại Việt Nam, các nhà ngoại giao, quan chức chính phủ, giới tri thức, học giả,
sinh viên và nhiều doanh nghiệp đến từ các nước Trung Đông, châu Phi và châu Á.
Tham dự Iftar Ramadan có các đại sứ
các nước Hồi giáo tại Việt Nam như: Ông Pengiran Sahari Pengiran Salleh, Đại sứ
Brunei tại Việt Nam; Ông Ali Akbar Nazari, Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại
Việt Nam; Ông Jamale Chouaibi, Đại sứ Vương quốc Ma Rốc tại Việt Nam; Ông
Hassan Adamu Mamani, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Nigeria tại Việt Nam và phu
nhân; Bà Samina Mehatab, Đại sứ Cộng hòa
Hồi giáo Pakistan tại Việt Nam và phu quân. Ngoài ra còn có các nhà ngoại giao
đến từ các nước Trung Đông, châu Phi và châu Á bao gồm Ông Ahmed Abdelmoaty,
Phó Đại sứ, Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Cộng hòa Ai Cập tại Hà Nội; Ông Wibar
Albaseer, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Vương quốc Saudi Arabia tại Hà Nội; Ông
Oucher Redha, Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria
tại Hà Nội; Bà Amy Wong Yuen Roei, Bí thư thứ nhất phụ trách về kinh tế và Ông
Suresh Kaliyana Sundram, Tham tán kinh tế, Đại sứ quán Malaysia tại Hà Nội; Ông
Salaheddine Lalaouinajih, Bí thư thứ nhất phụ trách về kinh tế, Đại sứ quán
Vương quốc Ma Rốc tại Hà Nội; Ông Kaloyan Kolev, Chuyên gia chương trình, Tổ
chức Pháp ngữ tại Châu Á- Thái Bình Dương (OIF); Ông Shanmuga Retnam, Giám đốc
MARA, Singapore…
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều quan
chức, nguyên đại sứ, các nhà nghiên cứu, học giả, sinh viên Việt Nam và quốc tế
tham dự sự kiện này bao gồm: Đại sứ Nguyễn Quang Khai, nguyên đại sứ Việt Nam
tại UAE và Iraq; Đại sứ Phạm Sỹ Tam, nguyên đại sứ Việt Nam tại Ai Cập; Đại sứ
Nguyễn Trần Tuyên, nguyên đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia, TS. Trần Thị Thu
Hà, Phó Trưởng ban Quản lý khoa học của VASS; PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện
trưởng Viện NC Đông Nam Á; TS. Phan Cao Nhật Anh, Phó Viện trưởng Viện NC Ấn Độ
và Tây Nam Á; TS. Lê Quý Kha, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác kinh tế Việt Nam –
châu Phi (VAECA); TS. Phùng Danh Thắng, Phó Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ
(IFI) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và 07 sinh viên châu Phi đến từ các nước
như Cameroon, Togo và Senegal đang theo học chương trình thạc sỹ tại IFI; TS.
Nguyễn Việt Anh, Phó Hiệu trưởng Đại học Đại Nam (DNU); TS. Vũ Tiến Đạt, Trưởng
phòng Hợp tác quốc tế của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đại diện của Vụ Trung
Đông- châu Phi, MOFA, đại điện Văn phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI) và nhiều nhà nghiên cứu, học giả của các viện quốc tế VASS, các sinh
viên Đại học Ngoại thương; Đại học Kinh tế quốc dân; Khoa Arab Đại học Hà Nội …và
toàn thể viên chức và người lao động IAMES.
Thành công của sự kiện Iftar Ramadan
tại Hà Nội lần này có sự đóng góp không nhỏ của các đối tác chiến lược như: Đại sứ quán Vương quốc Ma Rốc tại Việt
Nam; Đại sứ quán Vương quốc Oman tại Việt Nam và Tổ chức Khu vực Kinh tế Vành
đai phía Bắc (NCER) của Malaysia – những đơn vị đã tài trợ các món ăn Halal
khác nhau như: thịt Braini, gà đỏ Goreish, bánh ngọt, cơm Qapoli của Oman; súp
Harira, chebakia, bánh ngọt Briouat, hải sản Pastilla, bò và rau Couscous, gà
Tagine với chanh; bánh mì của Morocco; món gà Calibri, bò Seekh Kabab, salat
Địa Trung Hải và các hoa quả bánh kẹo do NCER, IAMES và VHC tài trợ. Ngoài ra,
rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia và Trung Đông cũng đóng góp và đồng
hành cùng ban tổ chức để quảng bá một số sản phẩm trong sự kiện này như: chà
là, hoa quả khô; nước giải khát, mì khô, trà thảo dược, mật ong, xà phòng…. Các
đối tác cụ thể bao gồm Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI); Hiệp hội Khoa học và Công
nghệ trẻ Việt Nam (VAYSE); Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam – châu Phi
(VAECA); Công ty Điện kỹ thuật và giải pháp tự nhiên SAIZO; Công ty Cổ phần đầu
tư Việt Nam A&B; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng SJC Việt Nam; Câu lạc bộ
ủng hộ nông dân (Pro Farmer Club); Công ty giải pháp công nghệ Salt, Malaysia;
Thẩm mỹ viện Xuân Hương; Công ty Moc A Lam; Ngôi nhà Ba Tư; Khách sạn
Intercontinental Hanoi Landmark 72…
Trong khi các quan khách tham dự
thưởng thức các món ăn Halal, một số khách Hồi giáo cầu nguyện tại phòng cầu
nguyện do Ban tổ chức bố trí gần Hội trường tổ chức sự kiện. Sau đó, Ông Ramlan
Osman, người sáng lập VHC, CEO của Trung tâm xuất sắc về Halal ( Halal COE) đã
có đôi lời phát biểu về ý nghĩa của sự kiện Iftar Ramadan và PGS.TS. Lê Phước
Minh, Viện trưởng IAMES, Chủ tịch Halal COE cũng có bài phát biểu giới thiệu về
IAMES và sự cần thiết của Halal COE. Các quan khách tham dự còn được xem các
đoạn phim ngắn về tháng Ramadan được tổ chức tại sân vận động Wembley và quảng
trường Trafalgar ở London. Sau đây là vắn tắt nhiệm vụ, chức năng và tầm nhìn
của Trung tâm xuất sắc về Halal (Halal COE):
Halal Center of Excellence
( Halal COE)/Trung tâm xuất sắc về Halal
|
||
Why/Lý do
|
Avaiablity/Khả năng
|
Offerings/ Đề xuất
|
One Stop Center
for Halal
Development (OSC)
(Trung tâm một cửa phát triển Halal)
|
•
Halal Master Plan
(Kế hoạch Halal tổng thể)
•
Action & Operational Plan
(Kế hoạch hành động & triển khai)
•
Integrity Management
(Quản lý tính liêm chính)
•
Business Plan
(Kế hoạch kinh doanh)
•
Learning & Development
(Học tập & Phát triển)
|
•
Halal best practices
(Chương trình tập huấn tốt nhất về
Halal)
•
Halal compliance
(Tuân thủ Halal)
•
Halal business mentoring
(Tư vấn kinh doanh Halal)
•
Halal business creation
(Thành lập doanh nghiệp Halal)
•
B2B
(Kết nối doanh nghiệp với doanh
nghiệp)
•
Global Halal Networking
•
(Mạng lưới
Halal toàn cầu)
|
Support MOFA’s
Initiatives
(Hỗ
trợ các sáng kiến của Bộ Ngoại Giao)
|
•
Global Halal Market Size USD 2.8 trillion
(Quy mô thị trường Halal toàn cầu 2,8 nghìn tỷ USD)
•
Global Consumers 1.8 billion
(1,8 tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu)
•
Halal New Benchmark Worldwide
(Tiêu chí Halal chuẩn mới trên thế giới)
•
Quadruple Helix
(Liên kết 4 bên: Chính phủ, Tri thức, Doanh nghiệp và
Người dân)
•
PPP Concept
(Đối tác hợp tác công tư)
•
Halal Experts
(Chuyên gia Halal)
|
1. VALIDATE/CÔNG
NHẬN 2. EDUCATE/GIÁO DỤC 3. TRADE/ THƯƠNG MẠI
COE was setup to
promote and develop Halal Economy in the country. To advise and consult on
the commercialization of products
and services
throughout the Halal Value Chain
(COE được thành lập để thúc đẩy và phát triển Kinh tế
Halal trong nước. Để tư vấn và hướng dẫn thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ
thông qua chuỗi giá trị Halal)
|
Opportunity Missed
(Cơ hội bị bỏ lỡ)
|
Food & Beverages
(Đồ ăn & Đồ uống)
Cosmetic & Personal
Care
(Mỹ phẩm & Dưỡng thể)
Healthcare/Pharmaceutical
(Y tế/Dược phẩm)
Modest Fashion
(Thời trang Hồi giáo)
Muslim Friendly
Hospitality
(Du lịch thân thiện
với người Hồi giáo)
Logistics Services
(Dịch vụ hậu cần)
|
Demand by OIC Countries on same products USD34.1 billion in 2016
(Nhu cầu của các quốc gia OIC đối với các sản
phẩm Halal năm 2016 là 34,1 tỷ USD)
VN’s top 20 potential
export in 2016 USD10.5 billion
(20 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng hàng đầu của
VN năm 2016 mới đạt 10,5 tỷ USD)
USD23.6 billion missed
(Bỏ lỡ 23,6 tỷ USD)
New Demand & Other Than Food Stuff
(Nhu cầu mới và khác
bên cạnh thực phẩm)
|
Catalyzing
Development of Halal Industry in Vietnam
(UN-SDGs)
(Xúc tiến phát triển ngành công nghiệp Halal ở Việt Nam
(UN-SDGs)
|
Cohesive HALAL Outlook in VN (3P concept) Laws, Nat Policies,
R&R
(Triển vọng Halal rõ ràng ở Việt Nam (3 cở sở
pháp lý: Luật, Chính sách quốc gia, Quy định)
Focal Point Agency
(KOHAS)
(Cơ quan đầu mối duy nhất) (KOHAS)
Halal 1.0 Blueprint (10 year)
(Mô hình Halal 1.0) (10 năm)
Talent Development
(Phát triển trí tuệ)
Halal Park
Management
(Quản lý khu công nghệ
Halal)
|
Halal COE As Game Changer
(Halal COE như người thay đổi cuộc chơi)
Enablers Halal
Integrity, Industry Development, Capacity Building, Branding & Promotions
and Digitalization
(Đơn vị hỗ trợ bảo đảm tính liêm chính Halal, Phát triển ngành,
Xây dựng năng lực và Quảng bá và Số hóa)
Halal in the overseas
trade mission
(Halal có sứ mệnh thúc đẩy thương mại quốc tế)
1st Halal
Food Mfg. Park in the country
(Khu công nghiệp sản xuất Thực phẩm Halal đầu tiên của đất
nước)
|
Trong những năm gần đây, thị trường
Halal đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh ở khắp các châu lục từ châu Á,
Trung Đông, châu Phi cho tới châu Âu, châu Mỹ. Việc sử dụng các sản phẩm Halal
có xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ ở người Hồi giáo mà còn ở những người
không theo đạo Hồi do các sản phẩm Halal đáp ứng tiêu chí môi trường và vệ sinh
an toàn thực phẩm. Hiện nay, phần lớn
các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm Halal lại đến từ các nước phi Hồi giáo.
Theo diễn đàn Halal thế giới, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng
cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD và nếu tính cả nhóm sản
phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt khoảng
1.200-2.000 tỷ USD/năm. Theo dự báo, quy mô của thị trường Halal sẽ tiếp tục
tăng trưởng nhanh trong những năm tới, và có thể đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2050.
Với nhiều lợi thế về nông nghiệp,
thực phẩm, du lịch, dệt may… và là một nước hội nhập sâu với việc tham gia
nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
–EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhưng mức độ và
hiệu quả tham gia thị trường Hala toàn cầu chưa tương xứng với tiềm năng của
Việt Nam. Hiện, Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal
– một con số rất thấp, có tới 40% các địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất
khẩu có chứng nhận Halal hay nói cách khác Việt Nam mới chỉ bước đầu tiếp cận
thị trường Halal
Chính vì vậy, việc tổ chức sự kiện Iftar Ramadan tại Hà Nồi là nhằm góp phần giới thiệu tháng Ramadan – tháng “ăn chay” của người Hồi giáo. Đây là một nét văn hóa, tôn giáo của người Hồi giáo trên toàn thế giới dành một tháng linh thiêng để cầu nguyện, tha thứ và cảm thông với những người kém may mắn. Đồng thời còn là dịp để chia sẻ các món ăn Halal giúp người Việt Nam hiểu rõ hơn về văn hóa Hồi giáo và thực hành Đạo Hồi. Hơn thế nữa, nhân dịp này giới thiệu về Trung tâm xuất sắc về Halal (Halal COE ) do IAMES và VHC thành lập, sẽ là trung tâm duy nhất (one stop center) thúc đẩy ngành Halal hay hệ sinh thái Halal tại Việt Nam. Và cuối cùng, tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Có thể nói rằng qua nhận xét của các đại sứ, doanh nghiệp và các quan chức, công chúng, sự kiện Iftar Ramadan này không chỉ thành công là cầu nối đa văn hóa mà còn quảng bá tiềm năng to lớn các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam tới một thị trường rộng lớn Hồi giáo gồm 57 nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).