Thứ năm, ngày 30 tháng 03 năm 2023
CHỌN NGÔN NGỮ:
Quan hệ quốc tế tại Bắc Phi – Trung Đông thời kỳ hậu Mùa xuân Arab: Yếu tố dầu mỏ và hướng tiếp cận của Việt Nam
Ngày đăng: 17/10/2014

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Bùi Nhật Quang

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

 

 

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Mục tiêu tổng thể của đề tài là nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại khu vực Bắc Phi – Trung Đông đặt dưới sự chi phối của yếu tố dầu mỏ. Các quan hệ quốc tế này được xem xét trong bối cảnh phát triển mới của khu vực Bắc Phi – Trung Đông thời kỳ hậu biến động Mùa xuân Arab, từ đó làm rõ các tương tác trong quan hệ quốc tế, sự thay đổi cán cân lực lượng của các nước lớn và vấn đề phân chia lại lợi ích về dầu mỏ trong khu vực. từ những nghiên cư, phân tích như vậy, đề tài sẽ làm rõ các tác động đến thế giới, đến Việt Nam, đồng thời đưa ra gợi ý, kiến nghị phù hợp về cách thực tiếp cận phù hợp của Việt Nam đối với khu vực này trong bối cảnh mới.

Trên cơ sở các định hướng lớn như vậy, đề tài sẽ đi vào làm rõ các mục tiêu cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ bản về khu vực Bắc phi – Trung Đông. Trọng tâm nghiên cứu là làm rõ tầm quan trọng về địa chính trị, địa kinh tế của khu vực, tiềm năng dầu mỏ của khu vực cũng như tổng quan về các hoạt động quan hệ quốc tế nổi bật của các quốc gia có nhiều dầu mỏ và có ảnh hưởng lớn trong khu vực trong giai đoạn trước khi có biến động Mùa xuân Arab.

Thứ hai, nghiên cứu là làm rõ về bối cảnh phát triển mới của khu vực Bắc Phi – Trung Đông sau khi diễn ra biến động Mùa xuân Arab. Bối cảnh mới của khu vực được xem xét qua các quốc gia tiêu biểu chịu tác động của biến động chính trị, xã hội thời kỳ từ đầu năm 2011 đến nay.

Thứ ba, phân tích, đánh giá về các vấn đề quan hệ quốc tế nổi bật trong khu vực Bắc Phi – Trung Đông thời kỳ phát triển hậu Mùa xuân Arab, làm rõ về sự hiện diện và quan hệ của các nước lớn như Hoa Kỳ, trung Quốc, EU, Nga, v.v… với khu vực Bắc Phi – Trung Đông.

Thứ tư, nghiên cứu về một số quốc gia Bắc Phi – Trung Đông và tổ chức khu vực điển hình với các động thái nổi bật về quan hệ quốc tế liên quan tới vấn đề dầu mỏ.

Thứ năm, đánh giá, nhận định về các tác động của hoạt động quan hệ quốc tế dưới sự chi phối của yếu tốt dầu mỏ tới thế giới và Việt nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị chính sách cụ thể về hướng tiếp cận của Việt Nam đối với khu vực Bắc Phi – Trung Đông trong thời kỳ phát triển mới.