1. Sự cần
thiết của đề tài
Israel có một thời gian đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế lớn từ năm 1999 đến cuối năm 2000, với nguyên nhân là tăng trưởng mạnh
trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo điều kiện tăng cường xuất khẩu các sản phẩm
công nghệ có giá trị lớn, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong khoảng
3 năm từ cuối năm 2000 đến năm 2003, nền kinh tế Israel chựng lại, thậm chí là
suy giảm. Nguyên nhân gây nên sự giảm sút mạnh đó là bởi ảnh hưởng lớn từ sự
suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ, là đối tác kinh tế lớn của Israel, gây nên sự
sụt giảm nghiêm trọng trong thị trường công nghiệp công nghệ cao và thị trường
vốn. Hơn nữa, tại Israel, phong trào intifada (phong trào đánh bom liều chết
của người Palesstine) bùng nổ, gây nên nhiều tổn thất cho Israel về an ninh –
chính trị, nhân lực và cả kinh tế - chủ yếu trong ngành du lịch và công nghiệp
xây dựng. Những yếu tố ấy gây ảnh hưởng xấu cho kinh tế Israel khiến cho giá
trị cổ phiếu công nghệ cao trên thị trường NASDAQ giảm sút, giảm đầu tư của
Israel vào các công ty khởi nghiệp, giảm mạnh vốn đầu tư vào nền kinh tế. Năm
2003 được các nhà nghiên cứu đánh giá là năm mà tốc độ nền kinh tế Israel suy
giảm mạnh nhất kể từ sau khi nước này thực hiện Chương trình Ổn định Kinh tế năm
1985.
Đứng trước thực trạng kinh tế ấy, chính phủ
Israel đã thực hiện một số chính sách mạnh mẽ về tài chính, tiền tệ, thương
mại, đầu tư… nhằm khôi phục sự phát triển cho toàn nền kinh tế nói chung, ngành
công nghiệp công nghệ cao nói riêng. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã phần
nào hồi phục, đưa nền kinh tế Israel tiếp tục phát triển với những bước đi
không nhanh nhưng ổn định và chắc chắn.
Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài nghiên
cứu "Chính sách phục hồi kinh tế Israel giai đoạn hiện nay và một số kinh nghiệm tham khảo" để nghiên
cứu chính sách và thực trạng nền kinh tế Israel giai đoạn hiện nay, từ đó rút
ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
2. Mục
tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về chính sách phục hồi kinh tế
Israel giai đoạn hiện nay (từ năm 2003-2015).
- Đưa ra kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam từ
nghiên cứu trường hợp Israel.
3. Tình
hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
Các công trình nghiên cứu về kinh tế Israel ở
trong nước rất thiếu vắng, các nghiên cứu trong nước cơ bản chỉ tập trung vào
các nội dung chính trị, an ninh, xã hội, văn hóa… của quốc gia này. Nhìn chung,
hầu hết các nghiên cứu về kinh tế Israel là do các tác giả nước nước ngoài thực
hiện. Có thể điểm qua một số công trình sau có liên quan đến nội dung mà nhiệm
vụ nghiên cứu này lựa chọn, đó là:
- Rafi Melnick & Yosef Mealem (2009), "Israel Economy, 1986-2008" Sep. 2009:
Trong nghiên cứu này, hai tác giả đề cập rất kỹ lưỡng các giai đoạn phát triển
của nền kinh tế Israel từ năm 1986 cho đến năm 2008, trong đó phân tích rõ đặc điểm,
nguyên nhân, thực trạng của từng giai đoạn phát triển kinh tế. Với quá trình
phát triển kinh tế giai đoạn gần đây, hai tác giả cũng đã đưa ra những nghiên
cứu về đặc điểm và khái quát thực trạng phát triển kinh tế từ năm 2003 đến năm
2008 để bước đầu có cái nhìn khái lược về giai đoạn phát triển kinh tế này của
Israel.
- Joshep Bachar (Tháng 9, 2006), Kinh tế Israel và cải cách thị trường vốn. Đây là nghiên cứu riêng của TS Joshep Bachar, cũng là Tổng Vụ trưởng Bộ Tài
Chính Israel thời điểm đó. Trong nghiên cứu này, ông đã phân tích sâu vào việc
cải cách thị trường vốn của Israel từ năm 2003 đến năm 2007 trong đó nhấn mạnh
vào chính sách kinh tế, hoạt động kinh tế, cải cách và phát triển thị trường
vốn tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
- Zehev Tadmor (Mar. 2011), The National Science and Technology Policy
of the State of Israel. Đây là nghiên cứu khá sâu sắc về các chính sách xây
dựng và phát triển cũng như hỗ trợ lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Israel từ
khi sơ khai vào những năm đất nước Israel mới giành độc lập cho đến những năm
gần đây. Nghiên cứu trên đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về
lĩnh vực khoa học và công nghệ, được coi như động lực để kích thích sự phát
triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp công nghệ cao ở nước này.
Nhìn chung những nghiên cứu về quá trình phát
triển kinh tế Israel giai đoạn hiện nay khá nhiều song chưa hệ thống. Các
nghiên cứu thường tập trung vào một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào đó hoặc một
giai đoạn phát triển kinh tế nào đó, còn những nghiên cứu mang tính chất khái
quá về cả thời gian và các nội dung mang tính hệ thống về sự phát triển của cả
nền kinh tế Israel thì còn thiếu vắng. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu Chính
sách phục hồi kinh tế Israel giai đoạn hiên nay và kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam là thực sự cần thiết.
4. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách kinh tế
của Israel.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Là Israel và Việt Nam.
Về thời gian: Nhiệm vụ sẽ lựa chọn mốc thời gian là
năm 2003 theo lập luận ở trên và tập trung nghiên cứu từ năm 2003 đến nay (năm
2015).
Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chính
sách tư nhân hóa; chính sách cải cách tài
chính; chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư; chính sách xây dựng và phát triển ngành dịch vụ tài chính.
5. Nội
dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung làm
rõ những nội dung lớn như sau:
1.
Bối
cảnh của nền kinh tế Israel từ khi thực hiện chính sách phục hồi kinh tế năm
2003.
2. Các
chính sách phục hồi kinh tế trong Kế hoạch Phục hồi kinh tế năm 2003 và những năm tiếp theo.
3.
Đánh
giá các chính sách phục hồi kinh tế của Israel và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam