Thứ năm, ngày 30 tháng 03 năm 2023
CHỌN NGÔN NGỮ:
Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông – Bắc Phi thời kỳ hậu mùa xuân Arab
Ngày đăng: 12/10/2015
 


         Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông xin trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc cuốn sách “Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông – Bắc Phi thời kỳ hậu mùa xuân Arab”,  của hai tác giả PGS. TS. Bùi Nhật Quang và TS. Phạm Ngọc Lãng, được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2015.
“Kể từ cuối năm 2010, khu vực Trung Đông – Bắc Phi trải qua những thời kỳ phát triển rất mạnh của phong trào “Mùa xuân Arab” với ảnh hưởng toàn diện trong mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Cho đến nay, phong trào Mùa xuân Arab đã tràn qua toàn bộ khu vực Bắc Phi – Trung Đông, tạo ra cho khu vực này một diện mạo phát triển rất khác so với trước đây. Các quốc gia khu vực Bắc Phi – Trung Đông hiện đang trong thời kỳ “hậu Mùa xuân Arab” với nhiều biến động sâu sắc, mang những đặc trưng khác so với khi phong trào biến động đang diễn ra và đòi hỏi phải được xem xét nghiên cứu và nhận diện rõ ràng.
Các vấn đề chủ yếu được được cuốn sách tập trung nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của khu vực gắn với các hoạt động quốc tế, đặc biệt là quan hệ quốc tế liên quan tới dầu mỏ. Đây là một trong những vấn đề nổi bật, mang tính cấp thiết, tính thời sự và có khả năng gây ra những ảnh hưởng ở cấp độ khu vực cũng như ảnh hưởng toàn cầu.
Thứ hai, các vấn đề phát triển khác phát sinh trong thời kỳ hậu Mùa xuân Arab tại khu vực Bắc Phi – Trung Đông liên quan tới hoạt động quan hệ quốc tế, yếu tố dầu mỏ và yếu cầu điều chỉnh chính sách gắn với những biến động này.
Thứ ba, đối với Việt Nam, các hoạt động quan hệ quốc tế của khu vực Bắc Phi – Trung Đông là rất đáng quan tâm, đặc biệt là xét từ góc độ khu vực này có tiềm năng dầu mỏ phong phú và những thay đổi trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Mùa xuân Arab sẽ làm thay đổi khả năng tiếp cận tới nguồn cung dầu mỏ của các đối tác bên ngoài, từ đó gây ảnh hưởng tới an ninh năng lượng toàn cầu và tác động trực tiếp tới tình hình kinh tế, xã hội hội trong nước. Do vậy, vấn đề này rất cần được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ để từ đó đưa ra những kiến nghị thiết thực, phù hợp.”
Trong đó, cuốn sách dày 206 trang, được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Bắc Phi và Trung đông
Chương 2: Quan hệ quốc tế tại Bắc Phi và Trung Đông thời kỳ hậu mùa xuân Arab dưới sự chi phối của yếu tố dầu mỏ
Chương 3: Đánh giá tổng thể và xác định hướng tieps cận của Việt Nam
Mời quý độc giả quan tâm tìm đọc.