Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2023
CHỌN NGÔN NGỮ:
Một số sự kiện kinh tế - chính trị nổi bật của châu Phi vàTrung Đông năm 2012
Ngày đăng: 11/09/2014



Năm 2012, thế giới đã phải trải qua những thách thức về kinh tế do Mỹ và các nước châu Âu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính, còn tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi từng được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới lại sụt giảm. Trong khi đó cuộc đại bầu cử năm 2012 đã tác động nhiều đến bức tranh chính trị thế giới, dẫn đến những thay đổi trong chính sách quan hệ quốc tế giữa các nước và khu vực.

Châu Phi và Trung Đông, hai khu vực được coi là tâm điểm an ninh – chính trị thế giới và đang trở thành thị trường tiềm năng của các đối tác trên thế giới, là khu vực tranh giành vị trí ảnh hưởng của các nước lớn, cũng phải trải qua một năm với nhiều gian nan sau Phong trào Mùa xuân Arab trong năm 2011. Tuy nhiên, do có những đặc thù riêng về địa lý, văn hóa, tôn giá, trình độ phát triển kinh tế, mức độ hội nhập và đặc biệt là nhờ có nguồn tài nguyên giàu có nên hai khu vực này có những đặc điểm phát triển riêng. Chính vị vậy sự tăng trưởng kinh tế cao đôi khi vẫn xuất hiện ở những quốc gia có tình hình an ninh – chính trị bất ổn.

Trong quan hệ với các nước châu Phi và Trung Đông, Việt Nam có ưu thế với mối quan hệ chính trị - ngoại giao hữu nghị, truyền thống tốt đẹp, với nền tàng là các chương trình trao đổi chuyên gia Việt nam – châu Phi từ những năm 1960 và hợp tác xuất khẩu lao động, chuyên gia với các nước Trung Đông. Cho đến nay, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại với hai thị trường này ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thức hơn. Chiến lược trọng tâm của Chính phủ Việt Nam trong hợp tác với hai khu vực này được thể hiện thông qua hai Chương trình hành động quốc gia là: “Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – châu Phi giai đoạn 2004 - 2010” đã thực hiện xong và “Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015” vẫn đang tiếp tục được triển khai.

Để cung cấp những thông tin và dữ liệu cập nhật về tình hình kinh tế, chính trị của châu Phi và Trung Đông trong năm 2012, góp phần tăng thêm sự hiểu biết của Việt Nam về hai khu vực này, cuốn sách sẽ phác họa một bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế, chính trị của châu Phi và Trung Đông trong năm 2012. Trên cơ sở đó, đánh giá về kết quả, phân tích nguyên nhân của tình hình kinh tế, chính trị châu Phi và Trung Đông trong năm 2012, đồng thời dự báo tình hình kinh tế, chính trị của hai khu vực này trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, nghiên cứu về quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực châu Phi và Trung Đông trong năm 2012, qua đó đánh giá những thành tựu đạt được, phân tích nguyên nhân, dự báo triển vọng quan hệ hợp tác trong những năm tiếp theo. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực châu Phi và Trung Đông.

Nội dung:

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA CHÂU PHI NĂM 2012

1.1. Kinh tế châu Phi năm 2012

1.1.1. Tình hình kinh tế

1.1.1.1. Nhóm các quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trưởng cao

1.1.1.2. Nhóm các quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trưởng trung bình

1.1.1.3. Nhóm các quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trưởng thấp

1.1.2. Đánh giá về tình hình kinh tế

1.1.3. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế

1.2. Chính trị châu Phi năm 2012

1.2.1. Tình hình an ninh - chính trị

1.2.1.1. Năm bầu cử của châu Phi

1.2.1.2. Xu thế hoà bình, dân chủ ở một số quốc gia châu Phi

1.2.1.3. Đảo chính và khủng hoảng chính trị - căn bệnh kinh niên của châu Phi

1.2.1.4. Xung đột và bạo lực leo thang tại một số nước châu Phi

1.2.1.5. Hoạt động khủng bố tiếp tục phát triển và mở rộng ở châu Phi

1.2.2. Đánh giá về tình hình an ninh - chính trị

1.2.3. Dự báo xu hướng an ninh - chính trị

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG ĐÔNG NĂM 2012

2.1. Kinh tế Trung Đông năm 2012

2.1.1. Tình hình kinh tế

2.1.1.1. Nhóm các quốc gia Trung Đông có tốc độ tăng trưởng cao

2.1.1.2. Nhóm các quốc gia Trung Đông có tốc độ tăng trưởng trung bình

2.1.1.1. Nhóm các quốc gia Trung Đông có tốc độ tăng trưởng thấp

2.1.2. Đánh giá về tình hình kinh tế

2.1.3. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế

2.2. Chính trị Trung Đông năm 2012

2.2.1. Tình hình an ninh - chính trị

2.2.1.1. Những điểm sáng của an ninh - chính trị Trung Đông năm 2012 

2.2.1.2. Nỗ lực dàn xếp xung đột và cải cách chính trị ở một số nước Trung Đông nhưng chưa thành công

2.2.1.3. Xung đột, nội chiến và nguy cơ chiến tranh ở một số nước Trung Đông

2.2.2. Đánh giá về tình hình an ninh - chính trị

2.2.3. Dự báo xu hướng an ninh - chính trị

CHƯƠNG 3. QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI KHU VỰC CHÂU PHI VÀ TRUNG ĐÔNG NĂM 2012

3.1. Quan hệ Việt Nam – châu Phi năm 2012

3.1.1. Quan hệ chính trị ngoại giao

3.1.2. Quan hệ kinh tế

3.1.2.1. Trong lĩnh vực thương mại

3.1.2.2. Trong lĩnh vực đầu tư

3.1.2.3. Trong lĩnh vực nông nghiệp

3.2. Quan hệ Việt Nam – Trung Đông năm 2012

3.2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao

3.2.2. Quan hệ kinh tế

3.2.2.1. Trong lĩnh vực thương mại

3.2.2.2. Trong lĩnh vực đầu tư

3.2.2.3. Trong lĩnh vực hợp tác lao động

3.2.2.4. Trong lĩnh vực hợp tác du lịch

3.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với châu Phi và Trung Đông

3.3.1. Đánh giá

3.3.1.1. Kết quả đạt được

3.3.1.2. Khó khăn

3.3.1.3. Dự báo

3.3.2.Giải pháp

KẾT LUẬN