
MỞ ĐẦU
Hồi giáo thế giới nói chung cũng như văn hóa, xã hội,
chính trị Hồi giáo ở Trung Đông nói riêng xét dưới góc độ tôn giáo học, chính
trị học và khu vực học luôn là những vấn đề hấp dẫn và còn mới mẻ đối với người
làm nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đông là cần
thiết, vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, nhằm
nâng cao hiểu biết của Việt Nam về một khu vực có tầm quan trọng đặt biệt đối
với an ninh và ổn định toàn cầu, nơi thu hút sự can dự của tất cả các cường
quốc, và có quan hệ ngày càng tăng với Việt Nam.
Công trình khoa học Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đông (Văn hóa, xã hội và chính
trị Hồi giáo) thuộc định hướng nghiên cứu trọng tâm của Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ra đời nhằm
đáp ứng nhu cầu đó.
Nội dung của công trình phủ lên một không gian Trung
Đông rộng lớn, được xác định dựa theo những tiêu chí đặc thù trong nghiên cứu
về Hồi giáo ở khu vực này hiện nay.
Lấy tôn giáo
học làm cơ sở phát triển, các nhà nghiên cứu đã bước đầu làm rõ một số kiến
thức nền tảng về văn hóa, xã hội và chính trị Hồi giáo ở Trung Đông, cung cấp
một cái nhìn sâu sắc về bản chất của Hồi giáo cũng như sự chi phối của nó tới
các thể chế chính trị xã hội Trung Đông vốn rất đa dạng và phức tạp, phân tích
hiện trạng và dự báo xu hướng biến chuyển của vấn đề Hồi giáo tại đây trong
thời gian tới.
Những kết quả trong công trình nghiên cứu này có thể
giúp các nhà quản lý ban ngành liên quan của Việt Nam có thêm những cách nhìn khoa
học khi đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể. Đồng thời, các tác giả cung hy
vọng sẽ góp được một phần hữu ích vào công tác quản lý tôn giáo nói chung, Hồi
giáo ở Việt Nam nói riêng
trong một số hoạt động nghi lễ và lối sống của cộng đồng người Hồi giáo ở Việt Nam
hiện nay.
“Islam giáo” trong nghiên cứu được sử dụng đồng thời bằng thuật
ngữ “Hồi giáo”, hiện được chấp nhận tương đương trong các nghiên cứu tôn giáo
học ở Việt Nam.
Công trình khoa học này được hoàn thành với sự hợp tác
nhiệt tình và có hiệu quả của các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông.
Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG
1.Quan
niệm về khu vực Trung Đông trong nghiên cứu các vấn đề về Hồi giáo
2. Sự ra đời của Hồi giáo ở
Trung Đông
3. Kinh Qu’ran và sách Sunna
4. Luật Hồi giáo Sharia
5. Giáo phái trong Hồi giáo
6. Hồi giáo và những đặc
điểm địa – tôn giáo nổi bật ở Trung Đông
Chương II: VĂN HÓA HỒI GIÁO Ở
TRUNG ĐÔNG
1. Những vấn đề lý luận
2. Thực tiễn của văn hóa Hồi
giáo ở Trung Đông
Chương III: XÃ HỘI HỒI GIÁO Ở TRUNG ĐÔNG
1. Quan niệm thần học về hệ thống
xã hội Hồi giáo
2. Xã hội Trung Đông hiện đại
3. Luật Sharia trong đời sống
công cộng ở một số quốc gia Trung Đông hiện nay
4. Một số quan hệ xã hội nổi bật
ở Trung Đông hiện nay
5. Xã hội Hồi giáo và các nhóm xã
hội chính ở Trung Đông
6. Giáo dục Hồi giáo trong xã hội Trung Đông
7. Quyền con người trong các xã
hội Hồi giáo ở Trung Đông
Chương IV: CHÍNH TRỊ HỒI GIÁO Ở
TRUNG ĐÔNG
1- Một số vấn đề lý luận về chính
trị Hồi giáo ở Trung Đông
2. Vai trò của Luật Shariat trong
Hiến pháp, hệ thống chính trị của các quốc gia Trung Đông
3. Khuynh hướng bảo thủ và chủ
nghĩa hiện đại trong chính trị Hồi giáo
4. Các trào lưu trong chính trị
Hồi giáo hiện đại
5. Thế tục trong chính trị Hồi
giáo- thực trạng và xu hướng
6. Chính trị Hồi giáo ở Trung Đông: Xu thế mới
trong Hồi giáo chính trị
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP
DANH MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC