5. Mặt nạ
hình đầu voi của tộc người Bamileke, Cameroon
Niên đại: từ
năm 1920 đến 1930
Chất liệu:
Sợi lá dừa, bông, hạt cườm, và xương lá dừa
Kích thước:
147.32 x 66.04 x 16.51cm

Người Bamileke tin vua (fon) là đại diện của đấng Tối
cao và tổ tiên, có năng lực siêu nhiên cũng như có quyền lực tôn giáo và chính
trị. Tuy nhiên, vua không kiểm soát hành vi của con người. Các tổ chức bí mật
hoạt động nhân danh nhà vua tạo dựng và thiết lập trật tự xã hội. Một trong
những tổ chức đó là Kuosi (hay Kwosi), tổ chức này thành lập như một hội của
quân nhân và bao gồm những quân nhân và những người đàn ông giàu có. Các thành
viên Kuosi phục vụ không chỉ như những phái viên mật của vua mà còn là những
người bảo vệ vương quyền.
Đeo một chiếc mặt nạ vải được xâu thành chuỗi cùng với
những chiếc lông voi, các thành viên Kuosi trình diễn điệu nhảy của voi (tso)
trước công chúng vào những dịp nghi lễ, lễ hội quan trọng và ở các đám tang.
Đôi khi vua cũng xuất hiện trong vai trò là một trong những vũ công đeo mặt nạ.
Buổi khiêu vũ đeo mặt nạ của hội Kuosi từng được miêu tả như là một hình thức
cử hành nghi lễ hoành tráng và uy thế nhất của người Bamileke.
Chiếc mặt nạ dài được đeo cùng với một tấm vải màu
chàm được trang trí bằng bộ lông da khỉ colobus và một tấm da báo, cũng có thể được đeo cùng với một một chiếc mũ
lông đỏ làm bằng đuôi của một loài vẹt xám Châu Phi. Những tấm vải dài xõa
xuống trước và sau tấm da trùm đầu bó sát tượng trưng cho vòi của con voi.
Những chiếc tai tròn lớn và cứng được dính vào cả hai bên của mũ và vành mũ khi
vũ công di chuyển. Các đặc điểm trên khuôn mặt giống như con người, được làm
bằng tấm vải đệm để chúng có thể nổi bật trên tấm vải nền.
6. Tẩu thuốc
thể hiện uy thế của bộ tộc Bamum, Cameroom
Niên đại: Thế
kỷ XX
Chất liệu:
Đất nung
Kích thước:
39.37 x 22.86 x 22.86cm



Việc đưa thuốc lá vào vùng châu Phi cận Sahara thế kỷ XVII đòi hỏi phải tạo ra những đồ vật thể
hiện uy thế và những nghi thức mới. Có rất nhiều mô tả về cách hút thuốc ở châu
Phi, từ một cái khay của người Yoruba thế kỷ XVII đến các quy tắc cầm cối giã
thuốc lá của vua Chokwe - một cách thường được dùng vào các dịp lễ long trọng.
Trong xã hội Bamum bị phân tầng ở mức độ cao thì cả
đàn ông và phụ nữ đều hút thuốc lá bằng những chiếc tẩu phù hợp với địa vị xã
hội của họ. Những chiếc tẩu được trang trí tỉ mỉ và lớn nhất được làm bởi những
thợ gốm nam trong cung đình, chúng chỉ được dành cho nhà vua và cũng chỉ được
dùng trong những dịp lễ quan trọng nhằm tượng trưng cho sức mạnh hoàng gia.
Những thợ gốm khác, bao gồm cả phụ nữ được đưa tới cung Bamum để làm tẩu và
bình cho cung điện. Một cái nõ tẩu từ bộ sưu tập nghệ thuật của Bảo tàng Dallas đã minh họa cho
công việc của họ. Nõ tẩu được thiết kế theo hình dạng đầu của một người đàn ông
với đôi má đang phùng lên và đeo một tấm khăn trùm có những lỗ thủng trang trí.
Mặc dù đôi má phùng ra có thể được tìm thấy trên những chiếc mặt nạ của người
Bamum, nhưng có lẽ chúng chỉ được dùng để chỉ ra độ bền của chiếc nõ tẩu nặng
nề. Tấm khăn trùm đầu được lấy cảm hứng từ một chiếc mũ được dệt bằng bông, bên
trên là một vật đỡ giống như một tấm lưới làm bằng mây. Lỗ hổng phần cuối chiếc
tẩu điều chỉnh việc cung cấp không khí. Phần ống tẩu được làm bằng đồng thau
hay gỗ được trạm khắc cũng được trang trí, thường là với những kiểu trang trí
bằng chuỗi hạt với nhiều màu sắc.
7. Mũ xếp tầng
được gắn những chiếc đĩa bằng đồng thau của tộc Ekonda, Cộng hòa Dân chủ Congo
Niên đại: Thế
kỷ XX
Chất liệu:
Những chiếc rổ tròn và những chiếc đĩa bằng đồng thau
Kích thước:
63.50 x 25.40 x 24.77cm
Các tộc trưởng ở Ekonda và các nhóm bộ tộc lân cận ở
Cộng hòa dân chủ Congo đội chiếc mũ nhiều tầng (gọi là “botolo”) được coi là
biểu tượng của địa vị và là sự kết nối với sức mạnh tổ tiên. “Botolo” là một
chiếc mũ được cuốn bằng những chiếc rổ bao gồm vài cái vành ngang có kích thước
tăng dần từ chóp xuống đáy. Được làm bằng sợi cọ và thường được quét lên một
hỗn hợp bột và dầu, nó còn được trang trí bằng những chiếc đĩa làm bằng đồng
thau hay đồng đỏ. Đồng thau, đồng đỏ và sắt đã từng được sử dụng làm tiền tệ ở Congo
vào thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX. Sự hiện diện của những chiếc đĩa làm bằng kim
loại trên “botolo” có nghĩa là sự giàu có và uy quyền.
Một tộc trưởng đứng đầu trong dòng tộc phải mua
“botolo”; nếu ông ta xuất thân từ một thủ lĩnh thì ông ta sẽ thừa hưởng “vương
miện” của tổ tiên. Ngoài việc đội “Botolo”, các tộc trưởng Ekonda còn cầm một
cây trượng có viền gợn sóng.
8. Chiếc ghế
có đầu người ở trên lưng ghế và các bức tượng trên thanh ngang của tộc người
Chokwe, Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo
Niên đại: Từ cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX
Chất liệu: Gỗ
và da sống
Kích thước:
56.99 x 24.45 x 43.18cm
Trong khi các thần dân ngồi trên
nền đất thì những người cai trị ở châu Phi lại ngồi một cách cao quý trên những
chiếc ghế đẩu hay những chiếc ghế tựa. Ở các bộ tộc, nơi mà tất cả đều có quyền
đối với những đồ vật như vậy thì các nhân vật chức sắc tôn giáo và chính trị
đều sở hữu những chiếc ghế lớn hơn và được trang trí tỉ mỉ hơn. Những chiếc ghế
của người châu Âu được đưa tới châu Phi bởi các thương gia người Bồ Đào Nha vào
thế kỷ XVI và XVII và nó được xem như là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực.
Các bộ tộc châu Phi thường làm những chiếc ghế theo
kiểu mẫu của người châu Âu – có cái tựa lưng và bốn chân được nối với nhau bằng
những thanh ngang – nhưng họ không sao chép một cách rập khuôn; thay vào đó họ
điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của người địa phương. Chẳng
hạn như, vị trí của của cái tựa lưng rất hiếm khi được làm thẳng đứng mà nó
được đặt hơi nghiêng. Hơn nữa, cách trang trí trên cái tựa lưng và những thanh
ngang cũng rất hình tượng và có liên quan đến cuộc sống hàng ngày, lịch sử,
truyện thần thoại hay tôn giáo của người bản xứ.
Các thủ lĩnh Chokwe ở Angola
và Cộng hòa Dân chủ Congo
lần đầu tiếp xúc với chiếc ghế của người châu Âu vào thế kỷ XVII. Ngoài những
chiếc ghế với đầy đủ kích cỡ, các thủ lĩnh Chokwe có những kiểu nhỏ hơn mà họ
có thể di chuyển theo khi đi thăm thú dân làng hay đi chợ. Chiếc ghế Dallas là một ví dụ điển
hình của một chiếc ghế có thể di chuyển được. Cái tựa lưng được trang trí bằng
cái đầu của một tộc trưởng tổ tiên đang đội một kiểu tóc hay một tấm vải trùm
đầu làm rất tỉ mỉ và một cặp sừng. Cặp sừng này tượng trưng cho những chiếc
sừng động vật có khả năng siêu nhiên để bảo vệ người cai trị. Các cảnh tượng
trên những thanh ngang biểu thị cuộc sống hàng ngày: di chuyển bằng thuyền; một
cặp nam nữ đang giao phối; các hình ảnh tổ tiên được thể hiện bằng những cử chỉ
đặc trưng của cánh tay được gập chéo qua ngực hay những bàn tay đang thả lỏng
trên gối. Những hình tượng đang ngồi hoặc thu mình lại ở thanh ngang sau đại
diện cho những người được cho là Cihongo, đang đeo một tấm khăn choàng , một
chiếc mặt nạ bằng gỗ và mặc một chiếc váy
bằng sợi cọ. Cihongo là ông tổ tượng trưng cho sự giàu có, quyền lực và công
lý. Trong quá khứ xa xưa, một tộc trưởng hoặc những người con trai của họ đều
đeo một chiếc mặt nạ giống nhau khi họ đi thu đồ cống nạp (thức ăn, quần áo,
bánh mì và thú nuôi) từ các thần dân.
Sưu tập từ: The
Arts of African at the Dallas Museum of Art, Roslyn Adele Walker, 2010
Lê Bích Ngọc
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Lê Bích Ngọc
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 11/2012)