
Khu
mua sắm Khan El-Khahili lớn nhất ở Cairo
với những cửa hàng đồ cổ san sát
Bộ chứng từ cần thiết để thông quan
lô hàng vào Ai Cập qua hải quan Ai Cập bao gồm:
·
Vận
đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) hoặc thư bảo lãnh (Letter of Guarantee –
L/G)
·
Hoá
đơn thương mại bản gốc (Original Commercial Invoice).
·
Hoá
đơn chiếu lệ (Pro – forma Invoice).
·
Phiếu
đóng gói (Packing Lists).
·
Bảng
kê trọng lượng hàng hóa (Weight Lists)
·
Đơn bảo
hiểm (Insurance Policy).
·
Giấy
chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) do Phòng Thương mại (Chamber of Commerce)
của nước xuất xứ chứng nhận và do Đại sứ hoặc Lãnh sự Ai Cập tại nước xuất xứ
chứng thực.
·
Giấy
phép nhập khẩu của người nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện phải xin phép
nhập khẩu).
·
Giấy
chứng nhận đại lý uỷ quyền hợp pháp (Nếu người nhập khẩu làm đại lý cho một
hãng sản xuất của nước ngoài).
- Ngoài ra, tuỳ vào hàng hoá nhập
khẩu, người nhập khẩu sẽ phải xuất trình các giấy tờ khác. Ví dụ:
·
Nếu
nhập khẩu hàng nông sản thì phải xuất trình giấy chứng nhận thực phẩm (Food
Certificate)
·
Nếu
nhập khẩu các chất phụ gia và các nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp chế biến
thực phẩm thì phải xuất trình giấy chứng nhận hoá học (chemical certificates).
·
Nếu
nhập khẩu sản phẩm lông thú thì phải xuất trình giấy chứng nhận tiệt trùng
(disinfection certificates).
·
Đối với
một số sản phẩm phải xuất trình giấy chứng nhận quản lý chất lượng (quanlity
control certificates).
·
Đối với
một số sản phẩm bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận vệ sinh (disinfection
certificate).
·
Đối với
sản phẩm từ động, thực vật buộc phải có sự kiểm tra của ban kiểm dịch nông nghiệp
và ban kiểm dịch động vật.
·
Trong
trường hợp nhập khẩu xe hơi, trong bộ chứng từ thông quan nhập khẩu sẽ phải có
giấy chứng nhận của nhà sản xuất, số hiệu xe và các chi tiết kỹ thuật.
· Đối với
hàng dệt may, tên nhà sản xuất và nước xuất xứ phải được khắc rõ ở mép vải nếu
vải dài từ 30 mét trở lên, phải xuất trình hoá đơn chiếu lệ và hoá đơn cuối
cùng (pro-forma and final invoice) trên đó cần ghi rõ các thông tin về kích cỡ
và chất lượng sản phẩm.
- Những chứng từ có thể tuỳ ý xuất
trình hoặc không:
·
Thư của
ngân hàng chứng tỏ đã thanh toán tất cả các chi phí hành chính. Nếu không xuất
trình thư này thì người nhập khẩu sẽ phải trả tất cả các chi phí hành chính tại
cảng.
·
Giấy
chứng nhận bức xạ (Radination Certificate). Đây là giấy chứng nhận có thể sẽ phải
xuất trình đối với hàng nông sản nhập khẩu…
2. Giấy phép nhập khẩu
Từ tháng 7 năm 1993, Ai Cập đã bãi
bỏ yêu cầu về giấy phép nhập khẩu hay yêu cầu có sự phê chuẩn của cơ quan chức
năng trước khi nhập khẩu.Tuy nhiên hiện nay còn một số mặt hàng như sản phẩm từ
động vật vẫn buộc phải có giấy phép nhập khẩu.
Ngoài ra, theo những thoả thuận
song phương mới đây với Li-băng, Ai Cập yêu cầu việc nhập khẩu các mặt hàng sau
phải có giấy phép nhập khẩu: xi măng (cement), thạch cao (gypsum, plaster), vôi
sống (quick lime), thanh kim loại bằng đồng và thanh hợp kim (copper and
alloyed wires), dây và cáp điện trần và dây cách điện (electrical and insulated
electrical wires and cables).
3. Các mặt hàng cấm
nhập khẩu
Hiện nay, Ai Cập vẫn còn một số mặt
hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, lý do chủ yếu là để bảo đảm vệ sinh, y tế và
an toàn. Những mặt hàng này gồm: chất hoá học độc hại, một số chất hoá học và
thuốc trừ sâu; một số loại dược phẩm và những sản phẩm liên quan đến sức khoẻ khác;
một số hàng nông sản như cây cối, da sống, động vật sống; ma tuý. Việc nhập
khẩu máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, bình xịt (thuốc trừ sâu, nước hoa…) sử
dụng những chất gây hại cho tầng Ozone cũng bị cấm nhập khẩu. Điều này thể hiện
sự đóng góp của Ai Cập trong việc thực hiện Nghị định thư Montreal về việc loại bỏ những chất gây hại
cho tầng Ozone.
Danh mục các sản phẩm bị hạn chế
hay cấm nhập khẩu vào Ai Cập được thay đổi 6 tháng 1 lần.
4. Hạn chế nhập khẩu
- Giấy phép nhập khẩu:
Từ tháng 7 năm 1993, Ai Cập đã bãi
bỏ yêu cầu về giấy phép nhập khẩu hay yêu cầu có sự phê chuẩn của cơ quan chức
năng trước khi nhập khẩu.Tuy nhiên, hiện nay còn một số mặt hàng như sản phẩm
từ động vật vẫn buộc phải có giấy phép nhập khẩu.
- Hạn ngạch nhập khẩu: Ai Cập không
áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
- Giám sát nhập khẩu: Ai Cập không
áp dụng các quy định về giám sát nhập khẩu.
- Các rào cản kỹ thuật
- Kiểm dịch động, thực vật
- Yêu cầu về nhãn mác
- Các biện pháp về cán cân thanh
toán
- Ai Cập không có quy định về hạn
chế ngoại hối, cũng không hạn chế giao dịch ngoại hối.
Khi gia nhập WTO, Ai Cập đã cam kết
thực hiện những biện pháp về cán cân thanh toán và cam kết xoá bỏ các quy định
cấm nhập khẩu có điều kiện đối với mặt hàng dệt may, thêu và mỹ phẩm. Hiện nay
việc nhập khẩu một số mặt hàng vẫn bị cấm hoặc bị hạn chế vì những lý do liên
quan đến cán cân thanh toán. Nhưng xu hướng hiện nay là sẽ giảm dần danh mục
các mặt hàng bị cấm/ hạn chế nhập khẩu, hoặc nếu có thì việc cấm hay hạn chế
nhập khẩu cũng chỉ vì lý do an toàn sức khoẻ.
5. Tạm nhập
Thị trường Ai Cập giữ một vị trí
chiến lược ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đây có thể là điểm trung chuyển để
đưa hàng hóa Việt Nam
thâm nhập sang các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, thời gian qua Chính phủ
Ai Cập đã thành lập một số khu thương mại tự do với nhiều điều kiện đầu tư và
thương mại ưu đãi. Những khu thương mại tự do này đang buôn bán trực tiếp với
gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất
hàng trực tiếp hoặc đầu tư sản xuất tại các khu thương mại này, sau đó xuất
khẩu vào Ai Cập và sang các nước khác.
6. Nhập khẩu hàng mẫu và tài liệu quảng cáo
Giấy chứng nhận số loạt (sản
xuất)/số lô hàng (Batch Number Certificates (BNC)) là yêu cầu bắt buộc đối với
tất cả các sản phẩm lương thực nhập khẩu nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc
lấy mẫu sản phẩm. Trong quá trình dỡ hàng, mẫu sản phẩm sẽ được lấy ra một cách
ngẫu nhiên từ các lô hàng/loạt sản xuất có ngày sản xuất khác nhau, thời hạn sử
dụng khác nhau. Việc lấy mẫu này sẽ do một hội đồng tiến hành, các cơ quan giám
định sẽ kiểm tra riêng từng mẫu một. Mỗi cơ quan kiểm tra sẽ chỉ đạo kiểm tra
trong phòng thí nghiệm của mình. Việc kiểm tra có thể đồng thời tiến hành ở 3
phòng thí nghiệm khác nhau. Hội đồng lấy mẫu trong khi đưa mẫu về phòng thí
nghiệm để phân tích, kiểm tra cũng cần phải áp dụng những biện pháp cần thiết
để đảm bảo mẫu sản phẩm được giữ nguyên vẹn. Tất cả các thông tin về mẫu sản
phẩm sẽ được ghi rõ trong mẫu ghi kết quả kiểm tra (Form of Examination
Results).
Về việc lấy mẫu sản phẩm, bộ Y tế
cũng có một số quy định sau:
- Lô hàng cần được xem xét độc lập.
- Một lô hàng cần phải được đánh
dấu theo đúng số lô/cỡ và loại sản phẩm.
- Cần phải được phân bổ mẫu hàng
giữa các phòng thí nghiệm để tránh việc sao chép/bắt chước.
- Tất cả các thông tin ghi trên
nhãn đều cần phải ghi trên Tờ khai phân tích mẫu hàng (Sample Analysis Form).
- Nếu lô hàng nhập khẩu được gom từ
nhiều nguồn khác nhau thì cần phải đánh số/mật mã lên mỗi nguồn hàng để dễ nhận
biết.
7. Chính sách thuế và thuế
suất
7.1. Thuế giá trị gia tăng
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào
Ai Cập đều được tính thuế trên cơ sở giá nhập khẩu CIF.
Nói chung giá ghi trên hoá đơn sẽ
được lấy làm giá tính thuế (dựa trên cơ sở sự đánh giá quan thuế- duty
assessment), nếu như giá ghi trên hoá đơn trùng với giá bán cố định (fixed
selling price). Giá cố định của một sản phẩm được lập căn cứ vào giá ghi trên
hoá đơn thương mại của lần đầu tiên nhập khẩu sản phẩm đó vào Ai Cập. Nếu giá
ghi trên hoá đơn thấp hơn giá cố định thì trị giá tính thuế sẽ là giá cố định
và người nhập khẩu sẽ phải chịu thế bất lợi.
7.2. Thuế nhập khẩu
+ Từ năm 1991, theo chương trình
cải cách kinh tế của IMF và Ngân hàng Thế giới, chính phủ Ai Cập đã giảm thuế
nhập khẩu nhiều mặt hàng xuống còn từ 5 đến 40%, mặc dù một số mặt hàng như ô
tô du lịch, thuốc lá, đồ uống có cồn và các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ khác chịu
thuế suất cao. Tháng 2 năm 1994, Ai Cập thực hiện hệ thống thuế phối hợp (HS).
Từ ngày 1/1/1998, việc cấm nhập
khẩu vải đã được dỡ bỏ, thay vào đó là thuế suất 54% cùng những rào cản khác
nhằm loại bỏ mặt hàng vải nhập khẩu khỏi thị trường Ai Cập.
Từ ngày 1/1/2002, theo quy định của
WTO, chính phủ Ai Cập đã dỡ bỏ việc cấm nhập khẩu mặt hàng cuối cùng – quần áo
may sẵn. Tuy vậy, họ đã áp đặt các loại phí lên hơn 1.000 loại quần áo (một vài
mặt hàng thậm chí chịu phí đến 300 USD/ 1 đơn vị sản phẩm).
+ Danh mục thuế hải quan chi tiết
có thể xem trong: www.bitd.org
7.3. Thuế thu nhập (GTS)
Đây là một khái niệm được phát
triển trong Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) nhằm
khuyến khích mở rộng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến và sơ chế từ
các quốc gia đang phát triển bằng cách tăng khả năng cạnh tranh cho các mặt
hàng đó trên các thị trường của các quốc gia phát triển nhờ các ưu đãi một
chiều về thuế.
Ngoài thuế nhập khẩu, các chi phí
dịch vụ, thuế doanh thu cũng được áp dụng đối với một số hàng hoá/ dịch vụ nhập
khẩu hay sản xuất tại địa phương. Thuế GST được đưa ra từ năm 1991 với mức thuế
suất là 5% và 25% đối với hàng hoá, 5% và 10% đối với dịch vụ. Kể từ sau khi Ai
Cập đổi mới chính sách năm 1992, tỷ lệ thuế 30% đánh vào hàng hoá đã được xoá
bỏ, một số hàng hoá thuộc diện chịu mức thuế suất là 20% và 30% hiện nay chỉ
phải chịu mức thuế doanh thu là 20%. Hàng hoá thiết yếu như lương thực thực
phẩm cơ bản cũng như giấy in báo, giấy viết, tạp chí và một số loại dược phẩm
được miễn thuế GST.
Nhiều mặt hàng nhập khẩu phải tính
thêm thuế doanh thu (sales tax) từ 5% đến 25% vào trị giá tính thuế cuối cùng.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm lương thực thực phẩm, hàng nông sản đều được
miễn loại thuế này.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2/2013